Bí quyết điều trị viêm mũi, viêm xoang tránh tái phát

Khi bị viêm xoang, người bệnh thường dừng việc chữa trị sau khi thấy đỡ các triệu chứng như: đau nhức vùng trán, mặt, sổ mũi, chảy mũi… trong khi phần niêm mạc xoang bị tổn thương sau viêm vẫn chưa được hồi phục. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tái phát xoang nhiều lần, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh có thể gây ra một số biến chứng không thể xem thường.

Những biến chứng nguy hiểm

Do đặc điểm cấu tạo các xoang mặt ở vị trí bao quanh hốc mắt nên giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì thế, nếu các xoang bị viêm, mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bệnh viêm xoang ở giai đoạn cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời hoặc sai cách có thể trực tiếp gây ra biến chứng áp xe mí mắt. Mí mắt sẽ xuất hiện mủ, sưng to, nóng, đỏ và đau. Nặng hơn, viêm xoang lâu sẽ dẫn đến viêm mủ ổ mắt. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương. Tình trạng này gây ra cho bệnh nhân cảm giác bị đau nhói trong ổ mắt, các cơn đau còn có thể xuyên lên đầu. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng ổ mắt: đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xoang. Tỉ lệ biến chứng này rất cao, khoảng 85%, trong đó có khoảng 10% sẽ gây mù mắt.

Đối với viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính, viêm họng gần như là bệnh đi kèm vì ngạt, tắc mũi, làm người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi không được làm ấm, làm ẩm và làm sạch sẽ ảnh hưởng tới họng. Ngoài ra, những người bị viêm đa xoang, nhất là viêm xoang sau mãn tính dễ dẫn đến viêm thanh quản với các triệu chứng chủ yếu ho - khàn tiếng do mủ, đòm liên tục chảy xuống họng.

Hầu hết bệnh nhân viêm xoang đều bị viêm họng

Hầu hết bệnh nhân viêm xoang đều bị viêm họng

Khi xoang bị viêm mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khạc đờm, mủ sẽ qua lỗ vòi tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai dẫn đến viêm tai giữa. Viêm tai giữa nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc...

Ngoài những biến chứng phổ biến ở mắt, họng, tai, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, viêm xoang còn gây nên những biến chứng lên hệ thần kinh (trong quá trình viêm, vỏ não có thể tiếp xúc với vùng bị tổn thương gây tổn thương màng não, viêm màng não); biến chứng xương (viêm xoang trán, viêm xoang sàng là 2 khu vực thường dễ gây biến chứng ở xương nhất). Ngoài ra, đối với trẻ em, viêm xoang cũng có thể gây nên biến chứng ở hệ tiêu hóa, nguyên do là bởi bệnh nhi thường nuốt đờm có chứa vi khuẩn, trong khi đó hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm ruột.

Cần điều trị dứt điểm

Những biến chứng nguy hiểm trên đối với người bị viêm xoang có thể phòng ngừa được nếu người bệnh biết cách điều trị sớm, hiểu đúng để biết cách phòng căn bệnh viêm xoang, viêm mũi. Hiện nay, Y học hiện đại đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phòng chống các căn bệnh này. Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, việc điều trị cần kịp thời và đúng cách. Cả Tây y và Đông y đều điều trị bệnh trên nền tảng giải phóng các yếu tố gây viêm mũi, viêm xoang ra bên ngoài. Muốn điều trị viêm mũi, xoang hiệu quả và triệt để cần có sự kết hợp giữa Đông và Tây y đúng với từng giai đoạn bệnh khác nhau.

Theo đó:

- Người bệnh viêm mũi, xoang ở giai đoạn cấp tính (đau nhức dữ dội, chảy dịch màu xanh vàng hôi tanh, sốt) có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với thuốc thảo dược từ 3 - 5 ngày. Việc sử dụng song song Đông – Tây y giúp nâng cao hiệu quả hiệp đồng điều trị của thuốc, giảm số liều dùng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc thảo dược từ 7 - 10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ chuyển sang mạn tính.

- Đối với người bị viêm mũi, xoang mạn tính, khi bệnh tái phát cần điều trị thuốc thảo dược 1 đến 2 tháng trước khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng cũng cần dùng một đợt thuốc thảo dược 2 đến 4 tuần để điều trị từ gốc ở giai đoạn mạn tính.

- Tuy nhiên đối với đông y, người bệnh chỉ nên lựa chọn những sản phẩm thuốc thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng và được các bác sỹ khuyên dùng, tuyệt đối không lạm dụng các dạng bào chế dưới dạng TPCN sử dụng thay thế thuốc trong liệu trình điều trị bệnh viêm mũi, xoang.

PV

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/bi-quyet-dieu-tri-viem-mui-viem-xoang-tranh-tai-phat-20161005144751231.htm