Bí quyết sống khỏe của cổ nhân không phải ai cũng biết- Kỳ 4: Xoa bụng, vươn vai tinh thần sảng khoái
'Xoa bụng khỏe người', 'Vươn vai chóng dài, chóng lớn'... là những kinh nghiệm dân gian được người xưa đúc rút để luyện tập, giữ gìn sức khỏe. Ngày nay khoa học hiện đại cũng chứng minh những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người của những động tác rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được này...
Xoa bụng khỏe người: Cổ nhân cho rằng, bụng là thành trì của lục phủ ngũ tạng, là nguồn của âm dương. Nếu cơ thể làm việc quá sức khiến tỳ vị mất cân bằng, kinh lạc tạng phủ, tứ chi xương cốt không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ gây ra nội thương. Tỳ vị lại nằm trong ổ bụng, đưa dịch nước tới khắp nơi trên cơ thể, là nguồn dinh dưỡng của tim, gan, phổi, thận.
Đông y cho rằng khí huyết của con người là do tỳ vị chuyển hóa thức ăn mà thành, tức là nó phụ trách việc chuyển hóa vi chất và vận chuyển dịch huyết đi toàn cơ thể, từ đó khiến lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh. Vì vậy bách bệnh cũng do tỳ vị suy yếu mà ra, trong cuộc sống hàng ngày nếu ăn uống không điều độ, quá nhiều dầu mỡ hoặc tinh thần mỏi mệt, hay suy nghĩ quá độ cũng sẽ làm tổn thương đến tỳ vị. Để bảo vệ và duy trì sức khỏe của tỳ vị, cổ nhân thường áp dụng phương pháp xoa bụng khiến khí huyết lưu thông, bồi bổ nguyên khí tinh thần, điều hòa âm dương, thanh tỳ hóa đàm, nuôi dưỡng thận tinh, ngũ tạng khỏe mạnh.
Thông qua ngoại cảm để trục tà khí, thanh trừ các chứng nội thương. Y học hiện đại cũng chứng minh rằng việc xoa bụng có tác dụng cường kiện tỳ vị, hệ tiêu hóa, thúc đẩy vòng tiểu tuần hoàn huyết dịch, bao gồm tuần hoàn bạch huyết và tăng cường chức năng co bóp của hệ tiêu hóa. Ngoài ra xoa bụng còn có thể điều trị các bệnh ở người già như đi kiết, viêm loét đường tiêu hóa, mất ngủ có tính chu kỳ, viêm tiền liệt tuyến, viêm thận, thoát vị, di tinh, cao huyết áp, bệnh về mạch vành, phổi. Đặc biệt là xoa bụng còn có thể thúc đẩy việc tiêu giảm mỡ ở thành bụng, là các giảm béo cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện: Trước hết dùng phần tay dưới ngón cái xoa 130 lần theo chiều kim đồng hồ phần dưới xương ức, cách rốn khoảng 10cm. Tiếp theo đó di chuyển xuống xoa xung quanh rốn khoảng 120 lần. Sau đó dùng tay trái xoa 120 lần toàn bộ bộng theo chiều kim đồng hồ rồi xoa ngược chiều kim đồng hồ 1 lần. Hoặc có thể xoa xung quanh bụng hướng bên phải từ dưới lên sang bên trái. Tiếp theo đó từ bên trái sang phải theo chiều từ trên xuống. Số lần xoa bụng có thể tùy theo mỗi người, không hoàn toàn bắt buộc theo số lần như trên.
Do bụng có ngũ tạng nên nhiều kinh lạc, vì vậy không nên thực hiện lúc bụng đang đói hoặc no. Những người bị viêm ruột thừa, tắc ruột, đau bụng cấp tính, ung thư nội tạng cũng không nên xoa bụng.
Vươn vai trị bệnh: Đông y cho rằng nếu máu không vận hành thì bách bệnh sinh, tức là tình trạng tuần hoàn của huyết dịch trong cơ thể không tốt, thậm chí không thể cung cấp dưỡng chất cho các bộ phận một cách bình thường sẽ gây hiện tượng tinh thoái, khi suy dẫn đến tinh thần loạn. Huyết dịch của con người tuần hoàn được là do sự co bóp của tim tạng và các cơ thịt thực hiện, đặc biệt là những bộ phận cách xa tim thì càng cần có sự co bóp của cơ thịt để nhanh chóng đưa máu về tim.
Do khi vươn vai, cổ ngửa ra sau, hai tay vươn lên, eo ưỡn lên khiến gân cốt được kéo giãn, lồng ngực nở ra khiến hoạt động cơ được tăng cường, hình thành tư thế hít thở sâu làm toàn thân hoạt động. Đồng thời nó cũng khiến đại bộ phận các cơ được co bóp, đưa máu chuyển về tim, làm tăng tốc độ tuần hoàn máu.
Việc vươn vai còn khiến huyết quản ở cổ được lưu thông, dễ dàng vận chuyển máu tới đại não. Đại não được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên hiện tượng mệt mỏi tiêu tan, làm tinh thần phấn chấn. Nó còn khiến cơ và dây thần kinh toàn thân được giãn ra một cách thoải mái, thúc đẩy sự cân bằng, làm tăng cường lượng hút khí ô-xi và thải khí C02, tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó có thể chống lại mệt mỏi, căng thẳng, phòng tránh cơ ở eo lưng bị tổn thương, nhanh chóng nắn lại cột sống hướng về phía trước, tránh tình trạng bị còng lưng lúc về già.