Bí quyết trường thọ hóa ra rất đơn giản với '1 nhạt, 2 chăm, 3 tốt, 4 không'
Trên thực tế, bí quyết trường thọ chủ yếu nằm ở thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi người, chỉ cần thường xuyên tuân thủ là có thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh.
“1 nhạt”
Nhiều người hiện nay thích ăn những món chứa nhiều gia vị mặn, cay, điều này dẫn tới các bệnh mãn tính như “3 cao” (cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao) ngày càng nhiều. Vì thế, nếu muốn sống lâu, điều đầu tiên là cần thay đổi chế độ ăn, nên ăn nhạt là tốt nhất.
Zhao Yan, phó trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Qilu thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc chia sẻ với tờ báo Health Times vào năm 2020 rằng: “Chế độ ăn nhạt không có nghĩa là chỉ ăn chay, tránh thịt mà có nghĩa là đa dạng hóa các loại thực phẩm”.
Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau như các loại ngũ cốc, khoai tây, rau, trái cây, các sản phẩm từ đậu nành, v.v. Ngoài ra, cá, thịt nạc, trứng, sữa rất giàu protein chất lượng cao, nên ăn với lượng vừa phải. Thực phẩm chính nên ăn cùng với thịt và rau để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể.
“2 chăm”
- Chăm uống nước lọc
Theo một khảo sát về những người sống thọ trăm tuổi ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào năm 2013, người ta phát hiện ra rằng, hơn 70% người sống thọ 100 tuổi đều thích uống nước. Họ có thói quen uống vào buổi sáng và gần 90% trong số đó thường uống nước lọc.
Li Fuxing, giáo sư tại Viện nước uống vì sức khỏe cộng đồng Bắc Kinh cho biết, 6 hay thậm chí 8 cốc nước thực chất chỉ là lượng nước tối thiểu cần uống mỗi ngày. Đối với mọi người, đừng đợi khát mới uống nước, lúc này cơ thể đã bị tổn thương, nên tích cực bổ sung nước.
Đặc biệt đối với người cao tuổi, do các chức năng của các cơ quan suy giảm nên ít khi cảm thấy khát nước. Vì thế, cần chủ động bổ sung nước, nên uống nước trước khi ăn vào buổi sáng rất quan trọng.
- Chăm ngủ trưa
Người Trung Quốc quan niệm “buổi trưa không ngủ, buổi chiều gục ngã”. Việc duy trì thói quen ngủ trưa mỗi ngày không những duy trì được nguồn năng lượng dồi dào cho buổi chiều mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Heart cho thấy những người thỉnh thoảng chợp mắt (1 hoặc 2 lần một tuần) ít có khả năng bị đột quỵ, suy tim hơn những người hoàn toàn không ngủ trưa.
Cần lưu ý rằng, thời gian ngủ trưa không nên quá dài. Buổi trưa nên chợp mắt nửa tiếng, không quá 1 tiếng, nó rất tốt cho việc hồi phục thể chất và tinh thần.
“3 tốt”
- Tâm trạng tốt
Nếu tâm trạng không tốt, mọi việc giữ gìn sức khỏe đều vô ích. Rất nhiều bệnh có liên quan đến tâm trạng, làm suy giảm chức năng miễn dịch. Người luôn có tâm trạng vui vẻ thường sống rất thọ.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí PNAS (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng, những người lạc quan thường sống thọ tới 85 tuổi hoặc nhiều hơn thế nữa. Họ thường có tuổi thọ cao hơn 10% so với những người không lạc quan.
Những người có tư duy tích cực có khả năng điều chỉnh cảm xúc, phục hồi tốt hơn sau căng thẳng, khó khăn, thất bại. Hơn nữa, họ dễ vượt qua cảm xúc phiền não, áp lực tâm lý.
- Cân nặng chuẩn
Việc duy trì cân nặng đạt chuẩn, hình thể cân đối rất quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ.
Chen Wei, phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng thuộc Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh cho biết, béo phì ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan, liên quan tới bệnh tiểu đường, gút, các bệnh chuyển hóa, đường hô hấp, tim mạch, mạch máu não, đường tiêu hóa…
Một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Ung thư vào năm 2018 phân tích dữ liệu của 40 triệu người đã phát hiện ra rằng, béo phì làm tăng nguy cơ mắc 18 bệnh ung thư, bao gồm ung thư nội mạc tử cung và biểu mô tuyến thực quản.
- Ngủ ngon
Vào tháng 10/2020, Ủy ban Y tế thành phố Hàng Châu, Trung Quốc đã công bố dữ liệu về những người sống trăm tuổi ở Hàng Châu. Trong đó, Lu Rongyu (sinh năm 1911) là cụ bà cao tuổi nhất ở thành phố này. Khi chia sẻ bí quyết trường thọ, bà Lu cho tiết lộ “hãy đi ngủ sớm”.
Trên thực tế, ngủ sớm và dậy sớm có rất nhiều lợi ích như tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, trầm cảm... Muốn sống thọ, hãy đi ngủ trước 11 giờ đêm.
“4 không”
- Không hút thuốc
Muốn sống lâu và khỏe mạnh, bạn cần bỏ thuốc lá. Những người không hút thuốc cũng nên cảnh giác với khói thuốc thụ động. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá có thể gây ung thư thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy, thận, bàng quang, đại trực tràng…
Tháng 8/2018, Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới “The Lancet” đã đăng một bài báo chỉ ra rằng, uống rượu là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 2,8 triệu người trên toàn thế giới.
Vào tháng 4/2019, Tạp chí “The Lancet” đã xuất bản một bài báo công bố rằng, sau 10 năm nghiên cứu theo dõi 510.000 người trưởng thành ở Trung Quốc, các nhà khoa học nhận thấy cứ tăng 40ml rượu mỗi ngày thì nguy cơ đột quỵ tăng 35%.
Ở nam giới, uống rượu có liên quan đến 8% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và 16% nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.
- Không ngồi quá lâu một chỗ
Ngồi lâu sẽ dẫn đến máu lưu thông kém, thường tích tụ ở các cơ quan phía dưới cơ thể. Ung thư ruột kết là căn bệnh phổ biến do ngồi lâu gây ra.
Wang Wenling, phó tưởng khoa Ung thư ổ bụng thuộc Bệnh viện Ung thư Quý Châu, Trung Quốc chia sẻ rằng: “Nếu đường ruột ở trong tình trạng ứ máu trong thời gian dài, nó sẽ xảy ra các vấn đề về trao đổi chất, nhu động ruột sẽ trở nên chậm chạp, các thành phần có hại trong phân sẽ lưu lại trong ruột kết, dễ kích thích niêm mạc ruột gây ra ung thư ruột kết”.
Đối với những người thường xuyên một một chỗ do tính chất công việc, sau 1 tiếng nên đứng dậy khoảng 2-3 phút, có thể đi rót nước, đi vệ sinh, vòng quanh hành lang, vươn vai, duỗi chân…
- Không làm việc quá sức
Ngày nay, nhịp sống xã hội ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều người làm thêm giờ, thức khuya, làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, cơ thể con người giống như một chiếc lò xo, làm việc quá sức trực tiếp dẫn đến khả năng miễn dịch, kháng bệnh của cơ thể suy giảm nhanh chóng.
Qua trình một người bị bệnh trải qua 5 bước: Mệt mỏi nhẹ Cơ thể nặng nề Kiệt sức Ốm yếu Bệnh nặng.
Vì vậy, hãy chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.