Bị say sóng biển nên làm gì? Chuyên gia đưa ra mẹo siêu hay cùng 4 cách chống say sóng khi đi biển ai cũng có thể làm
Chữa say sóng biển như thế nào? Đâu là cách chống say sóng khi đi biển? Chuyên gia sẽ hướng dẫn trong một nốt nhạc để đảm bảo chuyến du lịch biển của bạn vui khỏe đúng nghĩa.
Du lịch biển là một trong những hoạt động phổ biến trong những dịp nghỉ lễ, nghỉ hè kéo dài. Đi kèm với những hoạt động vui chơi ấy, bạn cũng dễ có nguy cơ bị say sóng khi đi biển. Khi bạn ngồi trên một chiếc tàu lướt trên từng đợt sóng nhấp nhô, dập dồn, chắc chắn sẽ có ít nhất vài lần cảm thấy chóng mặt, nghe nhộn nhạo trong lồng ngực, buồn nôn và nôn. Đó là hiện tượng say sóng biển mà hầu như ai cũng có thể gặp phải dù nhiều dù ít.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, say sóng khi đi biển là một hiện tượng xuất hiện khi bộ não nhận được những dữ kiện sai lệch từ môi trường bên ngoài. Để hoàn thành nhiệm vụ giữ cho thân mình được thăng bằng (không ngả nghiêng), hệ thống cảm nhận của cơ thể không ngừng thu nhận những dữ kiện từ môi trường chung quanh và gởi những dữ kiện này về một bộ phận nằm bên trong lỗ tai.
Bộ phận này có chức năng giống như một máy điện toán, nó sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự và chuyển lên óc. Say sóng xảy ra khi các dữ kiện chuyển từ bộ phận này lên óc không giống như các dữ kiện mà mắt nhìn thấy. Khi bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt thì có lẽ đã hơi trễ trong việc tìm cách chặn đứng cơn say sóng lại, cơn nôn mửa có thể tiếp nối chỉ trong một vài phút sau.
Theo chuyên gia, người bị say sóng ở thể nhẹ sẽ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Nặng hơn, người bị say sóng sẽ bị chóng mặt, nôn nhiều kéo theo mạch đập và huyết áp giảm. Trong đó, nhóm đối tượng trẻ nhỏ và người già với sức đề kháng yếu rất dễ bị say sóng khi đi du lịch biển.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, thời tiết là lý do dễ làm cho bạn say sóng khi đi biển. Khi thời tiết thay đổi hoặc khí hậu không thuận lợi, sóng biển và độ nghiêng ngả của tàu dễ làm bạn bị say sóng. Do đó, cách tốt nhất là không nên đi du lịch biển vào những giai đoạn thời tiết như này.
Tuy nhiên, nếu bạn chẳng may rơi vào tình huống này thì vẫn có cách chữa say sóng biển cùng những biện pháp chống say sóng biển, đảm bảo cho bạn chuyến du lịch biển vui khỏe đúng nghĩa.
Bị say sóng biển nên làm gì? Chuyên gia đưa ra mẹo hay siêu đơn giản chữa say sóng biển
Khi nhận thấy những dấu hiệu của say sóng tấn công cơ thể, bạn có thể sử dụng châm cứu. Thực hiện theo cách châm cứu trong y học Trung Quốc có thể ngăn chặn chứng nôn mửa.
Siêu đơn giản, bạn chỉ cần: Dùng đầu ngón tay nhấn mạnh và giữ chừng vài phút trên huyệt đạo ở cổ tay (chỗ trũng giữa 2 gân tay, phía trên chỗ bác sĩ thường bắt mạch chừng 4 cm).
4 giải pháp chống say sóng biển đơn giản khác cần dắt túi ngay
Việc phòng chống say sóng biển ngay từ ban đầu sẽ hạn chế tối đa tình trạng say sóng khi đi du lịch biển. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta cần trang bị những kỹ năng phòng chống say sóng cũng như sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ say sóng theo 4 cách sau:
- Ngồi ở khoang giữa của tàu. Điều này sẽ tạo cảm giác an toàn hơn bởi đây là khu vực tàu ít chuyển động hơn so với phần mũi và đuôi tàu. Khi ngồi, chú ý ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Đưa mắt nhìn ra xa, không tập trung vào những thứ bất động như sách, báo hoặc những vật bên trong tàu, kể cả việc sử dụng điện thoại, máy tính cá nhân...
- Sử dụng cao dán chống sayvào sau tai khoảng vài tiếng trước khi bạn lên tàu để đi du lịch biển. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng những miếng dán chống say này.
- Thuốc say sóngvẫn còn là món không thể thiếu trong hành trang của nhiều người, nhất là người có tiền sử say sóng. Tuy nhiên, phải uống sớm khi bạn đã ăn một chút gì vào bụng.
- Sử dụng gừng tươi pha nước ấm, uống trước khi lên tàu. Bạn cũng nên trang bị kẹo gừng, mứt gừng trong suốt chuyến đi sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ say sóng.