Bị viêm VA không nên uống gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp quá trình điều trị VA diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Vậy bị viêm VA không nên uống gì?

Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm VA, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất như vitamin và khoáng chất. Vậy bị viêm VA không nên uống gì?

1. Viêm VA ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

Viêm VA là bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi và ít gặp ở người lớn. Viêm VA được phân thành hai loại là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.

Khi bị viêm VA cấp trẻ thường có biểu hiện sốt, ho, nghẹt mũi, kén ăn, bỏ bú, … Trong trường hợp viêm VA cấp tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ chuyển thành mãn tính và khó điều trị.

Hơn nữa, bệnh còn dễ tái phát lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và khiến tình trạng dinh dưỡng kém đi, đặc biệt là với trẻ em.

Dù ít hay nhiều thì khi trẻ bị viêm VA cũng làm ảnh hưởng đến đường thở của trẻ, bởi VA bị viêm sưng tấy và to ra làm cản trở việc lưu thông không khí dẫn đến thiếu oxy gây ảnh hưởng đến não bộ.

Việc trẻ khó thở và thở bằng miệng khi ngủ có thể gây ra những dị tật ở mặt như da xanh, răng bị vẩu, môi trên bị kéo lên, môi dưới thỏng xuống khiến khuôn mặt thay đổi.

Các biến chứng do VA gây ra như bị viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, … cũng làm ảnh hưởng tới khả năng thính lực và giọng nói của trẻ.

Viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chế độ chăm sóc và điều trị không đúng cách (Ảnh: Internet)

Viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chế độ chăm sóc và điều trị không đúng cách (Ảnh: Internet)

2. Bị viêm VA không nên uống gì?

Bên cạnh việc tuân theo những chỉ định điều trị từ bác sĩ thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý. Một số đồ uống thường không được khuyến khích cho những người bị viêm VA như:

2.1. Nước ép cam

Mặc dù nước cam có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, trong nước cam có tính axit, vị chua nên không phù hợp cho bệnh nhân bị viêm VA, những chất này có thể khó long đờm.

Để tăng sức đề kháng và bổ sung nước khi bị viêm VA, mọi người có thể lựa chọn các loại quả mọng nước như dâu tây, lê, dưa hấu, … làm nước ép.

2.2. Hạn chế sữa nhiều chất béo

Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa giàu vitamin D, canxi, protein, … Khi bị viêm VA, trẻ có thể ăn hoặc uống sữa chua vì sữa chua để bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo lợi ích cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, sữa có nhiều chất béo dễ làm tăng tiết dịch nhầy hệ hô hấp, làm chậm quá trình giảm triệu chứng. Vì vậy, không nên uống quá nhiều loại sữa này.

2.3. Nước có ga

Nước có ga thường không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe như gây tăng cân, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, ... Đối với người bị viêm VA, nước có ga có thể không làm tổn thương nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe nhưng có thể làm chậm quá trình hồi phục bệnh.

Nước có ga có thể làm chậm quá trình hồi phục bệnh viêm VA (Ảnh: Internet)

Nước có ga có thể làm chậm quá trình hồi phục bệnh viêm VA (Ảnh: Internet)

2.4. Nước đá

Việc bổ sung nước khi trẻ bị viêm VA là điều cần thiết để tránh tình trạng mất nước, giúp loãng dịch nhầy, giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước lạnh vì có thể gây kích ứng vùng mũi họng. Điều tốt nhất là nên uống nước ấm.

3. Trẻ bị viêm VA cha mẹ nên làm gì?

Ngoài chế độ dinh dưỡng, để giúp quá trình điều trị viêm VA hiệu quả, cha mẹ nên có chế độ chăm sóc phù hợp hơn như:

- Vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tống các dịch mũi còn ứ đọng ra ngoài giúp trẻ dễ chịu hơn.

- Rửa tay bằng xà phòng trước ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tụ tập ở những nơi đông người, nơi có dịch bệnh hay cảm cúm.

- Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và ăn uống khoa học đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết mưa lạnh. Đặc biệt là vùng cổ, ngực và hai bàn chân.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề "Bị viêm va không nên uống gì?". Ngoài những loại đồ uống cần hạn chế được nêu ở trên, một số thực phẩm nên tránh khi bị viêm VA như đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đường bổ sung, thực phẩm cay nóng, ... Bên cạnh chế độ ăn uống, cần tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ để quá trình hồi phục bệnh diễn ra nhanh chóng.

Hằng Vũ

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/bi-viem-va-khong-nen-uong-gi-2023030214281204.htm