Biển báo 'có như không' tại cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ

Mặc dù trên cầu đã có biển báo cấm xe máy lưu thông theo giờ nhưng nhiều người vẫn thản nhiên vi phạm và cũng rất ít người bị lực lượng chức năng xử lý.

Video hàng dài phương tiện ngó lơ biển báo, nối đuôi nhau đi lên cầu trong giờ cấm xe lưu thông:

Biển báo "có như không" tại cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ.

Cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ (cây cầu nối giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa) được khởi công xây dựng năm 2012 với thiết kế dài 315,5m, rộng 9m, gồm hai làn xe cho mỗi chiều đi nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Đáng chú ý là cầu vượt này có lắp đặt biển cấm xe máy vào các khung giờ 6h - 9h và 16h - 19h30 nhằm giảm ùn tắc trên cầu, thế nhưng, nhiều xe máy vẫn cố chen lấn để di chuyển lên cầu ngay trong các khung giờ cấm.

Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống vào sáng 13/7, hàng dài xe máy nối đuôi nhau di chuyển trên cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ ngay trong khung giờ cấm phương tiện này lưu thông. Thậm chí khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy lại tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT (đường cho xe buýt), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông trong khu vực.

Tình trạng biển báo "có như không" tại cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ:

Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương có biển cấm xe máy theo khung giờ cố định để giảm ùn tắc trên cầu vào giờ cao điểm nhưng không thật sự đem lại hiệu quả.

Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương có biển cấm xe máy theo khung giờ cố định để giảm ùn tắc trên cầu vào giờ cao điểm nhưng không thật sự đem lại hiệu quả.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống tại cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương (phía Cầu Giấy) trong khung giờ cấm xe máy vào buổi chiều, các phương tiện vẫn di chuyển trên cầu như giờ thường.

Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống tại cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương (phía Cầu Giấy) trong khung giờ cấm xe máy vào buổi chiều, các phương tiện vẫn di chuyển trên cầu như giờ thường.

Những người không lên cầu hầu hết là rẽ trái hoặc phải vào đường Láng hoặc đường Nguyễn Ngọc Vũ.

Những người không lên cầu hầu hết là rẽ trái hoặc phải vào đường Láng hoặc đường Nguyễn Ngọc Vũ.

Người dân phớt lờ biển báo tại khu vực này, lâu dần sẽ thành thói quen khó bỏ, cấm cũng như không cấm.

Người dân phớt lờ biển báo tại khu vực này, lâu dần sẽ thành thói quen khó bỏ, cấm cũng như không cấm.

Điều đáng chú ý là khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy lại tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT.

Điều đáng chú ý là khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy lại tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT.

Càng vào khung giờ cao điểm thì các phương tiện là xe máy lại càng cố đi lên cầu để tránh đèn đỏ.

Càng vào khung giờ cao điểm thì các phương tiện là xe máy lại càng cố đi lên cầu để tránh đèn đỏ.

Đường cấm theo giờ là loại đường không cho một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông ở những thời gian nhất định. Còn ngoài mốc thời gian này các phương tiện giao thông sẽ được lưu thông bình thường. Quy định đường cấm theo giờ với ý nghĩa nhằm hạn chế ùn tắc tại giờ cao điểm.

Nếu đi vào đường cấm theo giờ thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, xe ô tô đi vào đường có biển cấm theo giờ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 52). Trong khi đó xe máy vi phạm phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 63).

Yêu Cầu Google Maps Khắc Phục Hình Ảnh Quốc Kỳ Việt Nam Bị Làm Mờ Tại Trường Sa.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bien-bao-co-nhu-khong-tai-cau-vuot-le-van-luong-lang-ha-169230712202102945.htm