Biến đổi khí hậu qua hai bức ảnh cách nhau 100 năm
Sau 100 năm, cùng góc độ chụp ngọn núi cao nhất của đỉnh Alps, người ta có thể thấy rõ các mảng băng đã biến mất và thay vào đó là đất đai cằn cỗi.
Những bức ảnh chụp từ trên không cho biết lượng băng trên núi Mont Blanc, ngọn núi cao nhất thuộc dãy Alps, đã mất đi sau 100 năm. Bức ảnh chụp vào năm 1919 được thực hiện lại vào tháng 8 vừa rồi thể hiện chính xác, rõ ràng đỉnh núi, làm nổi bật ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động lên nó thế nào.
Một nhà khoa học đã sử dụng nhiều thiết bị GPS để tìm chính xác vị trí và từ trên một máy bay trực thăng, ông đã chụp lại bức ảnh vào tháng 8 vừa rồi và mới công bố vào tuần trước. Nhóm của ông cũng cho rằng, ngoại trừ hành động làm chậm lại biến đổi khí hậu, bức ảnh chụp năm 2019 cho thấy hầu như không còn băng ở nhiều chỗ.
Tiến sĩ Kieran Baxter, từ Đại học Dundee, đã nói: “Khi chúng tôi bay đạt đến độ cao, có thể quan sát được quy mô của vùng băng biến mất, nhưng chỉ khi so sánh hai bức ảnh đặt cạnh nhau thì nhận thấy rõ ràng sự thay đổi trong vòng 100 năm qua. Nó là hai trải nghiệm vừa ngoạn mục và vừa tan vỡ, đặc biệt khi biết rằng sự tan chảy này đã tăng tốc ồ ạt trong vài thập kỷ gần đây”.
Bức ảnh mà ông chụp lại, từ tọa độ chính xác của một bức ảnh được phi công Thụy Sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Walter Mittelholzer chụp từ trên máy bay một thế kỷ trước. Một bức là ảnh đen trắng, còn tấm ảnh kia chụp màu để dễ dàng quan sát.
Tiến sĩ Baxter và đồng sự, Tiến sĩ Alice Watterson, đã sử dụng bản đồ trên máy tính cũng như vị trí của các ngọn núi để tìm ra đúng nơi Mittelholzer đã chụp bức ảnh. Sau đó họ đã sử dụng máy bay trực thăng bay lên đúng vị trí đó để thực hiện lại bức ảnh.
Bức ảnh thu được cho thấy các sông băng có tên Argentiere, Mont Blanc Bossons và Mer de Glace. Và sự thay đổi bóng râm trên bề mặt của chúng cho thấy lượng băng đã bị mất kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
Tiến sĩ Baxter nói thêm: “Mittelholzer đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến du lịch hàng không thương mại ở Thụy Sĩ, trớ trêu là ngành công nghiệp đã góp phần vào sự ấm lên của khí hậu và làm phương hại đến cảnh quan núi cao mà mà người phi công tiên phong này biết và yêu thích”.
Ông nói thêm: “Thật may mắn là thời tiết rõ ràng cho phép những bức ảnh trên không lặp lại sau phiên bản gốc đúng một trăm. Trừ khi chúng ta quyết liệt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, không thì chẳng còn chút băng nào để chụp ảnh sau một trăm năm nữa”.
Bạn đọc có thể quan sát kỹ hơn hai bức ảnh dưới đây. Trong ảnh mới, sông băng đã không còn kéo dài xuống dốc núi:
HOÀNG DƯƠNG
Theo Dailymail