Cơ quan Quân sự Đài Loan vừa qua đã lên tiếng xác nhận rằng họ đã tái triển khai lực lượng Thủy quân lục chiến lên các thực thể địa lý nằm dưới mực nước biển (đảo chìm) trên Quần đảo Đông Sa. Đây là hành động tái quân sự hóa khu vực này sau khi quần đảo đã được quân đội Đài Loan trao lại quyền kiểm soát cho lực lượng tuần duyên Đài Loan kể từ năm 2002. Ảnh: Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập.
Đông Sa vốn là một quần đảo nằm ở phía tây nam Đài Loan, cách thủ phủ Đài Bắc 850km, cách cảng Cao Hùng 444km, cách Hồng Kông 340km và cách đảo Ba Bình (thực thể lớn nhất Đài Loan đang chiếm đóng trái phép tại Trường Sa) 1.185km. Ảnh: Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập.
Việc tái triển khai quân đội đến khu vực cho thấy rất rõ quyết tâm của nhà cầm quyền Đài Loan mà đứng đầu là Tổng thống Thái Anh Văn không nhượng bộ Đại Lục trong vấn đề chủ quyền, kiểm soát trên biển. Đây là hành động cứng rắn khi mà những lãnh đạo Đài Loan tiền nhiệm bà Thái thường hiếm khi có những quyết định làm phật lòng Trung Quốc trên biển. Ảnh: Bà Thái Anh Văn trong một buổi gặp mặt chiến sĩ thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Đài Loan.
Điều này cũng khiến gia tăng áp lực lên Bắc Kinh bởi việc quân sự hóa quần đảo Đông Sa rất có hại cho Hải quân giải phóng Trung Quốc (PLAN), nhất là khi quần đảo này nằm không quá xa đảo Hải Nam, nơi có quân cảng Tam Á của hạm đội Nam Hải lừng danh Trung Quốc. Ảnh: Binh sĩ Đài Loan trong một buổi diễn tập.
Tuy vậy, ngoài mục đích là chọc giận Bắc Kinh ra thì việc triển khai Thủy quân lục chiến đến quần đảo Đông Sa không có quá nhiều ý nghĩa, bởi các binh sĩ này không thể gây bất cứ mối đe dọa này đối với tàu chiến Đại Lục qua lại trong khu vực. Ảnh: Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập đổ bộ.
Đài Loan cũng chưa cho biết rằng số lượng binh sĩ họ cử tới Đông Sa là bao nhiêu và thời gian trú đóng tạm thời hay lâu dài. Ảnh: Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập.
Trong khi đó, bên kia chiến tuyến, Trung Quốc Đại Lục có thừa sức mạnh cũng như khả năng để có thể "đè bẹp" những kháng cự yếu ớt mà Đài Loan có thể làm tại quần đảo này. Với việc sở hữu một lực lượng Hải quân đánh bộ mạnh mẽ cùng những con tàu đổ bộ to lớn, chiếm những hòn đảo này bằng vũ lực đối với Trung Quốc là không quá khó. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc trong cuộc diễn tập chung với Campuchia hồi đầu năm nay.
Nhất là khi cách đây không lâu, Hải quân Trung Quốc cũng đã đưa vào biên chế chiếc hàng không mẫu hạm Type 002 Sơn Đông về cho hạm đội Nam Hải, cùng chiếc tàu sân bay Liêu Ninh vốn đã thường xuyên hiện diện tại khu vực này, rõ ràng Trung Quốc đã coi biển Đông sẽ là mục tiêu chính để triển khai lực lượng rộng khắp. Ảnh: Hải quân đánh bộ Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo.
Dẫu vậy, Trung Quốc Đại Lục được cho là vẫn mong chờ một giải pháp thống nhất Đài Loan trong hòa bình. Việc sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Đài Loan hay quần đảo Đông Sa sẽ có thể khiến Mỹ nhảy vào khu vực hoặc công nhận Đài Loan trên chính trường ngoại giao, đây sẽ là những điều gây khó khăn không nhỏ cho Trung Quốc. Ảnh: Quân đội giải phóng Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Đài Loan triển khai lực lượng tới Đông Sa ngay giữa thời điểm trên biển đang vô cùng rối ren bởi các hoạt động của cả Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ ở khu vực quần đảo Trường Sa. Có thể việc đưa Thủy quân lục chiến tới đây sẽ không làm Bắc Kinh quá bận tâm bởi họ vẫn đang bận rộn trong cuộc đua ở phía nam biển Đông. Ảnh: Nữ chiến sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Đài Loan với tiểu liên gắn súng phóng lựu kẹp nòng.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Hùng Dũng