Việc biên giới Belarus bị tấn công là một động thái cực nguy hiểm, bởi lẽ chúng có thể khiến Minks tức giận và tung đòn trả đũa vào đối phương.
Trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, việc Belarus bị kéo vào vòng xoáy cuộc xung đột có thể tạo ra bước ngoặt trên chiến trường.
Belarus hiện là đồng minh thân cận nhất hiện nay của Nga. Trước đó đã có khoảng 30.000 binh sĩ Nga tới nước này tập trận, sau đó đóng lại đây ngay cả khi cuộc tập trận kết thúc.
Belarus đóng vai trò là nơi tập trung quân đội, tên lửa và máy bay của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng Tổng thống Belarus đã khẳng định quân đội của họ không tham gia trực tiếp.
Hiện
Phương Tây cũng đã áp dụng một số lệnh trừng phạt lên Belarus vì đã giúp Nga trong chiến dịch quân sự đang diễn ra.
Belarus cũng đang là nơi đã diễn ra ba vòng đàm phán của phái đoàn Ukraine và Nga, nhưng họ chưa đạt được đột phá về lệnh ngừng bắn.
Khi trao đổi với tổng thống Belarus ngày 11/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đã có một số tiến triển trong đàm phán với Ukraine.
"Chắc chắn đã có một số chuyển biến tích cực, các nhà đàm phán của Nga đã thông báo cho tôi", Tổng thống Putin nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko.
Tổng thống Putin không cho biết chi tiết những dấu hiệu tích cực là gì. Ông nói các cuộc thảo luận giữa hai bên diễn ra mỗi ngày.
Quay trở lại việc khu vực biên giới Belarus bị tấn công, phía Ukraine cho biết vào lúc 14h30 hôm 12/03, biên phòng nước này nhận được thông tin máy bay Nga đã cất cánh từ sân bay ở Belarus, lao vào vùng không phận Ukraine và sau đó bắn ngược vào ngôi làng Kopani của Belarus (Hình ảnh ngôi làng bị không kích).
"Đây là một hành động gây hấn! Mục tiêu là để lực lượng vũ trang của Cộng hòa Belarus tham gia vào cuộc chiến với Ukraine!", Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine tuyên bố trong một thông báo trực tuyến.
Nga hiện chưa đưa ra phản ứng trước cáo buộc của quân đội Ukraine. Belarus cũng chưa có phản ứng về thông tin này.
Nga từng hỗ trợ chính quyền Tổng thống Lukashenko đối phó các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn năm 2020. Belarus giáp Nga ở phía bắc và giáp Ukraine ở phía nam.
Quân đội Belarus có quân số thường trực 56.500 quân và 344.000 quân dự bị, trong tình trạng chiến tranh quốc gia này có thể huy động tối đa 400.000 quân.
Ngoài ra, Belarus còn có 3,7 triệu dân nằm trong lứa tuổi tổng động viên thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc
Mỗi năm Belarus chi khoảng hơn 1 tỷ USD cho quân đội tương đương với 1,5% GDP của quốc gia này. Con số này còn chưa bao gồm các gói viện trợ quân sự của Moscow dành cho Minsk.
Lực tượng tăng thiết giáp của Belarus cũng khá uy lực ở Đông Âu với nhiều dòng xe tăng chiến đấu chủ lực bao gồm 69 chiếc T-80B và 446 chiếc T-72BV.
Quân đội Belarus còn có trong tay tổng cộng 875 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, 136 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và hơn 200 phương tiện bọc thép khác
Mới đây Nga đã chuyển hàng trăm thiết giáp BTR-82A cho đồng minh Belarus.
Không quân Belarus hiện duy trì các phi đội máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất trước đây như tiêm kích MiG-29BM, Su-27, cùng với đó là những chiếc cường kích Su-25.
Belarus cũng đã kịp mua 12 tiêm kích Su-30SM của Nga để nâng cao sức mạnh của không quân nước này.
Belarus cũng được trang bị khoảng 50 máy trực thăng các loại gồm trực thăng vận tải đa năng Mi-8, trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 và trực thăng tấn công Mi-24.
Cuối cùng là phi đội máy bay huấn luyện của không quân nước này với những chiếc Yak-130, L-39 và PZL Mi-2.
Belarus được thừa hưởng từ Liên Xô khoảng 120 doanh nghiệp quốc phòng, tuy nhiên lại không có các doanh nghiệp đủ khả năng tạo ra các sản phẩm quốc phòng cuối cùng.
Tuy vậy khả năng sản xuất của nghành công nghiệp quốc phòng Belarus khá hạn chế chủ yếu là các loại phương tiện cơ giới và các thiết bị quân sự thông thường.
Nhưng lợi thế của Belarus lại là sở hữu dây chuyền bảo dưỡng máy móc quân sự khá lớn.
Belarus vẫn đang là một trong những nhà thầu cung cấp các sản phẩm quốc phòng chính cho Nga bao gồm các hệ thống định vị, thiết bị liên lạc vệ tinh, hệ thống ăng-en vô tuyến, tổ hợp máy tính trên tàu chiến hoặc trên các phương tiện cơ giới và hàng loạt sản phẩm khác.
Các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol và Topol-M mà Quân đội Nga đưa vào trang bị cũng sử dụng khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng MAZ-7310 và MAZ-7917.
Khung gầm các xe đặc chủng của hệ thống phòng không bao gồm cả S-300P cũng đang Belarus chế tạo.
Không những vậy, Moscow và Minsk cũng cùng nhau hợp tác chung cho một số dòng vũ khí dành cho thị trường xuất khẩu cho các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoặc một số quốc gia khác.
Một trong những dòng sản phẩm có thể kể tới là biến thể hiện đại hóa của dòng xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76, xe bọc thép chở quân BTR-50P, hay tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tin tưởng rằng Nga có thể giúp tái vũ trang lực lượng quân đội với chi phí phù hợp với ngân sách của nước này. Hiện ông đang đề nghị cung cấp hệ thống S-400 và tiêm kích Su-35.
Việt Hùng