Biến sản phẩm nghệ thuật thành 'hàng hóa đặc biệt' để xuất khẩu

Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa. Ảnh: Hà Trần

Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa. Ảnh: Hà Trần

Tại Đại hội, Hiệp hội đã chính thức thông qua Điều lệ hoạt động và bầu Ban Chấp hành gồm 46 ủy viên; Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên - nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội cùng với 11 Phó Chủ tịch.

Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên cho biết, trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn 2045, Hiệp hội sẽ dành một thời gian để đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa với nguồn lực mạnh hơn cho giai đoạn phát triển mới. Sự ra đời của Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam sẽ tạo nên những bước đột phá trong việc phát triển công nghiệp văn hóa nói chung, các lĩnh vực đặc thù nói riêng.

"Tôi nghĩ rằng, với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, công nghiệp văn hóa của chúng ta chắc chắn sẽ có những bước phát triển đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trước đây, văn hóa muốn phát triển đa phần dựa vào ngân sách nhà nước. Nhưng bây giờ có các Nghị quyết mới, đặc biệt là Nghị quyết 68 và Chiến lược phát triển văn hóa của Chính phủ, thì văn hóa đã được xác định là ngành công nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn để tạo ra những nguồn lợi kinh tế.

Ban Chấp hành Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030. Ảnh: Hà Trần

Ban Chấp hành Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030. Ảnh: Hà Trần

Cho nên, những người làm văn hóa và công nghiệp văn hóa cần phải thay đổi tư duy sáng tạo và hòa nhập xu hướng mới. Chúng ta không sáng tạo nghệ thuật đơn thuần nữa mà phải biến các sản phẩm nghệ thuật thành một thứ “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu, với niềm tự hào về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Từ đó tạo ra những giá trị kinh tế để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước”, Vương Duy Biên nói.

Theo Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên, hiện cả nước có khoảng 70.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, sử dụng hơn 3 triệu lao động, đóng góp khoảng 7% GDP. Một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM đã ban hành nghị quyết, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển ngành.

Giai đoạn 2025 - 2030, Hiệp hội xác định 5 trọng tâm hành động. Đó là Phát triển nhân lực văn hóa - nghệ thuật - sáng tạo bằng cách phối hợp với các trường, viện và doanh nghiệp để đào tạo hàng ngàn giáo viên, nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà tổ chức, lập trình viên, kỹ sư văn hóa số...Thành lập các Trung tâm công nghiệp văn hóa địa phương, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Ninh Bình, Lâm Đồng - nơi có tiềm năng di sản, nghệ thuật truyền thống và không gian sáng tạo mạnh mẽ.Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng sẽ xây dựng “Bản đồ dữ liệu văn hóa Việt Nam” nhằm kết nối bảo tàng, thư viện, xuất bản, di sản… thành nguồn dữ liệu mở phục vụ sản xuất phim, game, âm nhạc.T vbổhggg chức các sự kiện giao lưu quốc tế quy mô lớn như: Liên hoan phim, âm nhạc, thời trang, thiết kế, mỹ thuật; đưa nghệ sĩ Việt ra thế giới, đón nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời xây dựng quỹ đầu tư cho công nghiệp văn hóa, phối hợp cùng các quỹ sáng tạo, nhà tài trợ, doanh nghiệp công nghệ và nhà nước.

"Với tầm nhìn trở thành tổ chức đầu mối quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách chuyên nghiệp – sáng tạo – hội nhập – bền vững, Hiệp hội xác lập các giá trị cốt lõi gồm: Sáng tạo – Bản sắc – Kết nối – Khởi tạo thị trường – Phát triển bền vững.

Hiệp hội sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ chiến lược như kết nối hệ sinh thái ngành, đề xuất chính sách, xúc tiến thị trường, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa”, Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên cho biết.Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 541/QĐ-BNV ngày 30/5/2025 của Bộ Nội vụ với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc, tập hợp các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, công nghệ, giáo dục, doanh nghiệp, đầu tư... nhằm kết nối nguồn lực, xúc tiến chính sách, phát triển thị trường và hệ sinh thái công nghiệp văn hóa Việt Nam.Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam được định vị là một tổ chức then chốt, có vai trò cầu nối chiến lược giữa các nghệ sĩ, doanh nghiệp, chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư trong toàn bộ hệ sinh thái công nghiệp văn hóa.Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 541/QĐ-BNV ngày 30/5/2025 của Bộ Nội vụ, với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc, tập hợp các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, sáng tạo, công nghệ, giáo dục, doanh nghiệp, đầu tư... nhằm kết nối nguồn lực, xúc tiến chính sách, phát triển thị trường và hệ sinh thái công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Ngọc Trần/Bnews/vnanet.vn

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/bien-san-pham-nghe-thuat-thanh-hang-hoa-dac-biet-de-xuat-khau/380083.html