Biến tường làng cũ thành đường bích họa

Từ vẻ ngoài cũ kỹ, nhuốm màu thời gian, giờ đây đường vào làng Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã trở nên tươi mới bằng những bức tường đầy màu sắc.

Đây là những tác phẩm của anh Nguyễn Văn Thản (33 tuổi, trú thôn Giang Hà, xã Thạch Kim) thực hiện. Đến nay anh Thản đã vẽ được hơn 10 bức tranh, chủ đề thiên về cuộc sống của người dân làng chài ven biển.

Anh Thản cho biết, anh có đam mê và năng khiếu vẽ từ nhỏ, khi được UBND xã Thạch Kim đề xuất, anh đã đồng ý hỗ trợ để làm đẹp quê hương bằng con đường bích họa ở thôn Xuân Phượng.

Anh Thản cho biết, anh có đam mê và năng khiếu vẽ từ nhỏ, khi được UBND xã Thạch Kim đề xuất, anh đã đồng ý hỗ trợ để làm đẹp quê hương bằng con đường bích họa ở thôn Xuân Phượng.

Con đường dẫn vào làng dài chừng 600m, rộng khoảng 2m, những ngày qua anh đã hoàn thành được trên 10 bức tranh tường, dự kiến trong vòng 1 tháng sẽ hoàn thành cả tuyến đường.

Con đường dẫn vào làng dài chừng 600m, rộng khoảng 2m, những ngày qua anh đã hoàn thành được trên 10 bức tranh tường, dự kiến trong vòng 1 tháng sẽ hoàn thành cả tuyến đường.

“Trước đây chỉ vẽ phòng khách, vẽ tranh chân dung, đây là lần đầu tiên tôi vẽ đường bích họa. Ngoài thỏa mãn được đam mê, tôi muốn đóng góp một phần sức nhỏ của mình với mong muốn làm đẹp quê hương. Tôi vẽ dựa trên chủ đề của xã đề xuất, mong rằng những bức vẽ sẽ giúp người dân nơi đây cảm thấy vui khi làng nghề truyền thống xưa được khắc họa ngay trên chính con đường vào làng", anh Thản chia sẻ.

“Trước đây chỉ vẽ phòng khách, vẽ tranh chân dung, đây là lần đầu tiên tôi vẽ đường bích họa. Ngoài thỏa mãn được đam mê, tôi muốn đóng góp một phần sức nhỏ của mình với mong muốn làm đẹp quê hương. Tôi vẽ dựa trên chủ đề của xã đề xuất, mong rằng những bức vẽ sẽ giúp người dân nơi đây cảm thấy vui khi làng nghề truyền thống xưa được khắc họa ngay trên chính con đường vào làng", anh Thản chia sẻ.

Khác hẳn với những gam màu trầm lam lũ của làng chài ven biển, nay cuộc sống người dân cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn với những bức tranh tường nghệ thuật.

Khác hẳn với những gam màu trầm lam lũ của làng chài ven biển, nay cuộc sống người dân cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn với những bức tranh tường nghệ thuật.

Những bức tranh được lấy cảm hứng từ đời thật, gần gũi với cuộc sống của người dân vùng biển.

Những bức tranh được lấy cảm hứng từ đời thật, gần gũi với cuộc sống của người dân vùng biển.

Khung cảnh bình yên ở vùng biển được khắc họa lên những bức tranh tường đầy màu sắc.

Khung cảnh bình yên ở vùng biển được khắc họa lên những bức tranh tường đầy màu sắc.

Nội dung xuyên suốt con đường bích họa diễn tả khung cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân, vẻ đẹp đất nước, biển đảo..

Nội dung xuyên suốt con đường bích họa diễn tả khung cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân, vẻ đẹp đất nước, biển đảo..

Hình ảnh ngư dân đánh cá trên biển...

Hình ảnh ngư dân đánh cá trên biển...

Hay cây đa, giếng nước được vẽ trên những bức tường nhà cũ kỹ.

Hay cây đa, giếng nước được vẽ trên những bức tường nhà cũ kỹ.

Để hoàn thiện toàn bộ đường làng trong thời gian sớm nhất, những ngày qua anh Thản cùng vợ tranh thủ trời nắng để vẽ tranh. Mỗi ngày hoàn thiện khoảng 2 bức tranh, có những vị trí tường khó vẽ, hay chủ đề cầu kỳ thì mất thời gian nhiều hơn.

Để hoàn thiện toàn bộ đường làng trong thời gian sớm nhất, những ngày qua anh Thản cùng vợ tranh thủ trời nắng để vẽ tranh. Mỗi ngày hoàn thiện khoảng 2 bức tranh, có những vị trí tường khó vẽ, hay chủ đề cầu kỳ thì mất thời gian nhiều hơn.

Theo anh Thản, khoảng vài tuần nữa toàn bộ tường ở làng sẽ được vẽ xong. Nếu tính chi phí để làm cả tuyến đường này tổng toàn bộ sẽ hết khoảng hơn 200 triệu đồng, trong đó hết 100 triệu ngày công. Toàn bộ ngày công do anh Thản hỗ trợ.

Theo anh Thản, khoảng vài tuần nữa toàn bộ tường ở làng sẽ được vẽ xong. Nếu tính chi phí để làm cả tuyến đường này tổng toàn bộ sẽ hết khoảng hơn 200 triệu đồng, trong đó hết 100 triệu ngày công. Toàn bộ ngày công do anh Thản hỗ trợ.

Bức tranh gợi lại tuổi thơ của những đứa trẻ miền biển.

Bức tranh gợi lại tuổi thơ của những đứa trẻ miền biển.

“Những bức tường nhà, bờ rào cũ nay đã được vẽ lên những bức tranh rất đẹp, đầy màu sắc. Người dân ở đây ai cũng vui mừng, phấn khởi, vì làng đã được thay đổi tươi mới hơn, đặc biệt tranh là những hình ảnh gần gũi với vùng biển quê tôi", bà Nguyễn Thị Vân (89 tuổi, thôn Xuân Phượng) chia sẻ.

“Những bức tường nhà, bờ rào cũ nay đã được vẽ lên những bức tranh rất đẹp, đầy màu sắc. Người dân ở đây ai cũng vui mừng, phấn khởi, vì làng đã được thay đổi tươi mới hơn, đặc biệt tranh là những hình ảnh gần gũi với vùng biển quê tôi", bà Nguyễn Thị Vân (89 tuổi, thôn Xuân Phượng) chia sẻ.

Ông Trần Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) cho biết, toàn bộ số tiền để làm đường bích họa chủ yếu nguồn kêu gọi xã hội hóa. Chi phí mua các vật dụng như sơn, đồ vẽ chính quyền bỏ ra, còn việc vẽ tranh được anh Nguyễn Văn Thản hỗ trợ ngày công, làm không lấy lãi.

Ông Trần Đình Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) cho biết, toàn bộ số tiền để làm đường bích họa chủ yếu nguồn kêu gọi xã hội hóa. Chi phí mua các vật dụng như sơn, đồ vẽ chính quyền bỏ ra, còn việc vẽ tranh được anh Nguyễn Văn Thản hỗ trợ ngày công, làm không lấy lãi.

“Chủ đề đưa ra là vẽ về làng biển mục đích nhằm khôi phục lại làng nghề biển truyền thống xưa và muốn đường sá được đẹp hơn. Khi bắt đầu đưa ra triển khai, người dân nơi đây phấn khởi lắm. Tuyến đường này dài chừng hơn 500m, diện tích thực vẽ khoảng 300m. Sau khi làm xong tuyến này, xã sẽ kêu gọi nguồn xã hội hóa làm thêm một số tuyến đường làng nữa”, chủ tịch UBND xã Thạch Kim nói.

“Chủ đề đưa ra là vẽ về làng biển mục đích nhằm khôi phục lại làng nghề biển truyền thống xưa và muốn đường sá được đẹp hơn. Khi bắt đầu đưa ra triển khai, người dân nơi đây phấn khởi lắm. Tuyến đường này dài chừng hơn 500m, diện tích thực vẽ khoảng 300m. Sau khi làm xong tuyến này, xã sẽ kêu gọi nguồn xã hội hóa làm thêm một số tuyến đường làng nữa”, chủ tịch UBND xã Thạch Kim nói.

Hoài Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bien-tuong-lang-cu-thanh-duong-bich-hoa-post1381593.tpo