Biệt đội 'người nhện' giúp cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa

Leo trèo vắt vẻo để kiểm tra, bảo dưỡng các cây cầu bắc qua sông Hàn, biệt đội 'người nhện' có trách nhiệm đảm bảo biểu tượng của thành phố Đà Nẵng vận hành trơn tru, giao thông thông suốt.

8h30, xe chuyên dụng của Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng đỗ sát vỉa hè cầu Thuận Phước.

8h30, xe chuyên dụng của Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng đỗ sát vỉa hè cầu Thuận Phước.

Kỹ sư Nguyễn Như Anh Tuấn cùng công nhân bảo dưỡng Huỳnh Viết An lên thùng bảo hộ. Sau đó, ông Tuấn điều khiển để cần cẩu vòng qua lan can, di chuyển xuống đáy dầm thép cầu Thuận Phước.

Kỹ sư Nguyễn Như Anh Tuấn cùng công nhân bảo dưỡng Huỳnh Viết An lên thùng bảo hộ. Sau đó, ông Tuấn điều khiển để cần cẩu vòng qua lan can, di chuyển xuống đáy dầm thép cầu Thuận Phước.

Phía đáy dầm, nhiều vị trí bị gỉ sét, lớp sơn cũ bong tróc. Sau khi xử lý, ông An quét đi, quét lại sơn chống gỉ cho mặt thép bóng mượt.

Phía đáy dầm, nhiều vị trí bị gỉ sét, lớp sơn cũ bong tróc. Sau khi xử lý, ông An quét đi, quét lại sơn chống gỉ cho mặt thép bóng mượt.

"Ở cửa biển nên sắt thép rất dễ hoen gỉ. Việc sơn chống gỉ này rất cần thiết để đảm bảo dầm thép trong điều kiện khắc nghiệt", ông An nói.

"Ở cửa biển nên sắt thép rất dễ hoen gỉ. Việc sơn chống gỉ này rất cần thiết để đảm bảo dầm thép trong điều kiện khắc nghiệt", ông An nói.

Làm việc tại Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng từ năm 2011, kỹ sư Tuấn có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng các cây cầu lớn của thành phố. Trước đây, khi công ty chưa có xe chuyên dụng, việc bảo dưỡng dầm thép cầu Thuận Phước là điều không thể. Đến năm 2018, xe chuyên dụng được đầu tư nên việc tiếp cận đáy cầu thuận lợi hơn.

Làm việc tại Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng từ năm 2011, kỹ sư Tuấn có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng các cây cầu lớn của thành phố. Trước đây, khi công ty chưa có xe chuyên dụng, việc bảo dưỡng dầm thép cầu Thuận Phước là điều không thể. Đến năm 2018, xe chuyên dụng được đầu tư nên việc tiếp cận đáy cầu thuận lợi hơn.

Anh Tuấn kể rằng ngày đầu bước lên thùng bảo hộ để điều khiển cần cẩu đi xuống gầm cầu, tay chân anh run lập cập. Cầu Thuận Phước là cây cầu vượt sông cao nhất tại Đà Nẵng, đứng trên thùng bảo hộ nhìn xuống dưới là sông nước mênh mông. "Ban đầu, bước lên thùng là tay chân run lập cập, phải mất gần 2 tháng tôi mới hoàn toàn tự tin điều khiển máy", anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn kể rằng ngày đầu bước lên thùng bảo hộ để điều khiển cần cẩu đi xuống gầm cầu, tay chân anh run lập cập. Cầu Thuận Phước là cây cầu vượt sông cao nhất tại Đà Nẵng, đứng trên thùng bảo hộ nhìn xuống dưới là sông nước mênh mông. "Ban đầu, bước lên thùng là tay chân run lập cập, phải mất gần 2 tháng tôi mới hoàn toàn tự tin điều khiển máy", anh Tuấn chia sẻ.

Còn ông An từng làm việc tại nhiều đơn vị trong ngành giao thông vận tải. Năm 2019, ông về làm việc tại Xí nghiệp Quản lý cầu Đà Nẵng (thuộc Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng). Bởi "tính gan", lại cần cù, ông được bố trí làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng các vị trí gỉ sét của dầm cầu. "Lần đầu lên cần cẩu xuống đáy dầm cũng không cảm thấy sợ, lúc có gió thì sơn vất vả hơn thôi. Tôi thấy cũng bình thường", ông An cười.

Còn ông An từng làm việc tại nhiều đơn vị trong ngành giao thông vận tải. Năm 2019, ông về làm việc tại Xí nghiệp Quản lý cầu Đà Nẵng (thuộc Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng). Bởi "tính gan", lại cần cù, ông được bố trí làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng các vị trí gỉ sét của dầm cầu. "Lần đầu lên cần cẩu xuống đáy dầm cũng không cảm thấy sợ, lúc có gió thì sơn vất vả hơn thôi. Tôi thấy cũng bình thường", ông An cười.

Trong khi đồng nghiệp đang bảo dưỡng các vị trí hoen gỉ dầm cầu, ở bên trên, kỹ sư Nguyễn Minh Cầm cùng 2 cộng sự bắt đầu đeo dây bảo hộ, chuẩn bị leo lên hệ thống dây võng của cầu Thuận Phước để kiểm tra hệ thống dây võng.

Trong khi đồng nghiệp đang bảo dưỡng các vị trí hoen gỉ dầm cầu, ở bên trên, kỹ sư Nguyễn Minh Cầm cùng 2 cộng sự bắt đầu đeo dây bảo hộ, chuẩn bị leo lên hệ thống dây võng của cầu Thuận Phước để kiểm tra hệ thống dây võng.

Ngay từ mặt cầu, 2 thành viên móc dây bảo hộ, bước từng bước lên dây văng, tiến về đỉnh tháp cầu cao đến 47m so với mặt cầu. Vị trí cao nhất của tháp cao hơn 80m so với mặt nước sông Hàn. Nhìn từ xa, họ không khác gì những người nhện đang di chuyển trên hệ thống dây võng.

Ngay từ mặt cầu, 2 thành viên móc dây bảo hộ, bước từng bước lên dây văng, tiến về đỉnh tháp cầu cao đến 47m so với mặt cầu. Vị trí cao nhất của tháp cao hơn 80m so với mặt nước sông Hàn. Nhìn từ xa, họ không khác gì những người nhện đang di chuyển trên hệ thống dây võng.

Để hoàn thiện chu kỳ kiểm tra, các kỹ sư phải leo cao dần lên đỉnh tháp với tổng quãng đường gần 1,5km. Họ rất cẩn thận vì khu vực cầu Thuận Phước thường xuyên có gió mạnh. Chỉ với sợi dây bảo hiểm cố định quanh bụng cùng chốt an toàn móc vào dây cáp, tốp kỹ sư tiến dần lên đỉnh tháp với các thao tác thuần thục.

Để hoàn thiện chu kỳ kiểm tra, các kỹ sư phải leo cao dần lên đỉnh tháp với tổng quãng đường gần 1,5km. Họ rất cẩn thận vì khu vực cầu Thuận Phước thường xuyên có gió mạnh. Chỉ với sợi dây bảo hiểm cố định quanh bụng cùng chốt an toàn móc vào dây cáp, tốp kỹ sư tiến dần lên đỉnh tháp với các thao tác thuần thục.

Chiều thứ 6, kỹ sư Tán Thịnh, Đội phó Đội quản lý, vận hành cầu, hầm) tất bật kiểm tra van khí, hệ thống bơm dầu, bơm nước trên cầu Rồng, chuẩn bị cho việc phun lửa, phun nước phục vụ du khách những ngày cuối tuần.

Chiều thứ 6, kỹ sư Tán Thịnh, Đội phó Đội quản lý, vận hành cầu, hầm) tất bật kiểm tra van khí, hệ thống bơm dầu, bơm nước trên cầu Rồng, chuẩn bị cho việc phun lửa, phun nước phục vụ du khách những ngày cuối tuần.

Để có màn trình diễn phun nước và lửa hoàn hảo, đội của anh Thịnh phải cho chạy thử hệ thống phun, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru. Mỗi đêm trình diễn có 3 lượt phun lửa, mỗi lượt gồm 9 lần phun. Tiếp sau là màn trình diễn phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 4 lần phun. Mỗi đêm trình diễn cần 45 lít dầu DO, 5m3 nước.

Để có màn trình diễn phun nước và lửa hoàn hảo, đội của anh Thịnh phải cho chạy thử hệ thống phun, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru. Mỗi đêm trình diễn có 3 lượt phun lửa, mỗi lượt gồm 9 lần phun. Tiếp sau là màn trình diễn phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 4 lần phun. Mỗi đêm trình diễn cần 45 lít dầu DO, 5m3 nước.

Gần 10 năm vận hành hệ thống phun nước, phun lửa của cầu Rồng, anh Thịnh chứng kiến đôi lần hệ thống trục trặc, không xử lý kịp. Lúc đó, đội vận hành sẽ phát loa thông báo cho du khách được biết và sửa chữa hư hỏng.

Gần 10 năm vận hành hệ thống phun nước, phun lửa của cầu Rồng, anh Thịnh chứng kiến đôi lần hệ thống trục trặc, không xử lý kịp. Lúc đó, đội vận hành sẽ phát loa thông báo cho du khách được biết và sửa chữa hư hỏng.

Nhận thức việc vận hành hệ thống phun nước, phun lửa của cầu Rồng là hoạt động rất quan trọng đối với ngành du lịch của thành phố, các kỹ sư vận hành cầu luôn có tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ trong công việc để có những đêm trình diễn thành công.

Nhận thức việc vận hành hệ thống phun nước, phun lửa của cầu Rồng là hoạt động rất quan trọng đối với ngành du lịch của thành phố, các kỹ sư vận hành cầu luôn có tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ trong công việc để có những đêm trình diễn thành công.

Theo lãnh đạo Xí nghiệp quản lý cầu - Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng, đơn vị đang quản lý 51 cây cầu trên địa bàn thành phố. Trong số này, nhiều cây cầu có tuổi đời khá lâu nên nhiều cấu kiện, thiết bị không còn vận hành trơn tru như trước. Do đó, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đòi hỏi đội ngũ kỹ sư, công nhân không những phải có chuyên môn cao mà còn phải bản lĩnh, tập trung cao độ.

Theo lãnh đạo Xí nghiệp quản lý cầu - Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng, đơn vị đang quản lý 51 cây cầu trên địa bàn thành phố. Trong số này, nhiều cây cầu có tuổi đời khá lâu nên nhiều cấu kiện, thiết bị không còn vận hành trơn tru như trước. Do đó, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đòi hỏi đội ngũ kỹ sư, công nhân không những phải có chuyên môn cao mà còn phải bản lĩnh, tập trung cao độ.

"Anh em kỹ sư, công nhân đều nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng các cây cầu kỹ lưỡng, hiệu quả, góp phần đảm bảo giao thông qua cầu cũng như hình ảnh du lịch thành phố", lãnh đạo Xí nghiệp quản lý cầu cho hay.

"Anh em kỹ sư, công nhân đều nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng các cây cầu kỹ lưỡng, hiệu quả, góp phần đảm bảo giao thông qua cầu cũng như hình ảnh du lịch thành phố", lãnh đạo Xí nghiệp quản lý cầu cho hay.

Vĩnh Nhân

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/biet-doi-nguoi-nhen-giup-cau-rong-phun-lua-192230828141726703.htm