Biết gì về nữ chuyên gia mật mã Mỹ nổi tiếng trong Thế chiến 2?

Elizebeth Smith Friedman là chuyên gia mật mã xuất sắc của Mỹ. Bà giải được nhiều mật mã của phe phát xít trong Thế chiến 2. Nhờ những đóng góp thầm lặng của bà, Mỹ giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống phát xít.

 Sinh năm 1892 tại vùng nông thôn tiểu bang Indiana, Elizebeth Smith Friedman là vợ của William Friedman - tên tuổi lớn trong giới giải mã thế giới. Không thua kém chồng, bà Elizebeth cũng là một chuyên gia mật mã xuất sắc.

Sinh năm 1892 tại vùng nông thôn tiểu bang Indiana, Elizebeth Smith Friedman là vợ của William Friedman - tên tuổi lớn trong giới giải mã thế giới. Không thua kém chồng, bà Elizebeth cũng là một chuyên gia mật mã xuất sắc.

Bà Elizebeth từng theo học Cao đẳng Wooster ở tiểu bang Ohio. Sau đó, bà hoàn thành một khóa học ở Đại học Hillsdale, Michigan với chuyên ngành tiếng Anh. Bà học thêm tiếng Đức, Hy Lạp và Latin tại Đại học Hillsdale. Chính tại ngôi trường này, bà hứng thú với những tác phẩm của Shakespeare

Bà Elizebeth từng theo học Cao đẳng Wooster ở tiểu bang Ohio. Sau đó, bà hoàn thành một khóa học ở Đại học Hillsdale, Michigan với chuyên ngành tiếng Anh. Bà học thêm tiếng Đức, Hy Lạp và Latin tại Đại học Hillsdale. Chính tại ngôi trường này, bà hứng thú với những tác phẩm của Shakespeare

Sau khi tốt nghiệp Đại học Hillsdale, bà từng giữ chức hiệu trưởng tạm thời ở một trường trung học Indiana trong một thời gian ngắn. Đến năm 1916, bà chuyển tới Chicago sống. Trong một lần ghé thăm thư viện Newberry - nơi trưng bày bản in đầu tiên của Shakespeare, bà được nhân viên thủ thư giới thiệu với George Fabyan - người điều hành một cơ sở nghiên cứu tư nhân có tên Riverbank.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Hillsdale, bà từng giữ chức hiệu trưởng tạm thời ở một trường trung học Indiana trong một thời gian ngắn. Đến năm 1916, bà chuyển tới Chicago sống. Trong một lần ghé thăm thư viện Newberry - nơi trưng bày bản in đầu tiên của Shakespeare, bà được nhân viên thủ thư giới thiệu với George Fabyan - người điều hành một cơ sở nghiên cứu tư nhân có tên Riverbank.

Tiếp đến, bà Elizebeth tham gia phỏng vấn của Riverbank để trở thành phụ tá nghiên cứu cho Elizabeth Wells Gallup - người muốn chứng minh Sir Francis Bacon mới chính là tác giả của các vở kịch thay vì Shakespeare. Về sau, bà Elizebeth và chồng chứng minh được Sir Francis Bacon chưa từng viết bất kỳ tác phẩm nào giống như của Shakespeare.

Tiếp đến, bà Elizebeth tham gia phỏng vấn của Riverbank để trở thành phụ tá nghiên cứu cho Elizabeth Wells Gallup - người muốn chứng minh Sir Francis Bacon mới chính là tác giả của các vở kịch thay vì Shakespeare. Về sau, bà Elizebeth và chồng chứng minh được Sir Francis Bacon chưa từng viết bất kỳ tác phẩm nào giống như của Shakespeare.

 Sau khi trúng tuyển, bà Elizebeth đến làm việc ở Riverbank. Chính tại nơi này, bà gặp người chồng tương lai William Friedman (trong ảnh). Cả hai cùng làm việc với nhau vì cùng quan tâm đến việc nghiên cứu về Shakespeare và giải mật mã.

Sau khi trúng tuyển, bà Elizebeth đến làm việc ở Riverbank. Chính tại nơi này, bà gặp người chồng tương lai William Friedman (trong ảnh). Cả hai cùng làm việc với nhau vì cùng quan tâm đến việc nghiên cứu về Shakespeare và giải mật mã.

Không chỉ làm việc cho Riverbank, bà Elizebeth còn làm việc cho Cục tình báo chiến lược OSS (tiền thân của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA) trong việc phá mã những mật mã khó giải của Đức quốc xã.

Không chỉ làm việc cho Riverbank, bà Elizebeth còn làm việc cho Cục tình báo chiến lược OSS (tiền thân của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA) trong việc phá mã những mật mã khó giải của Đức quốc xã.

Một nhiệm vụ thành công của bà Elizebeth khi làm việc cho CIA là vụ án chủ cửa hàng búp bê năm 1944. Vụ này liên quan đến một phụ nữ người Mỹ có tên Velvalee Dickinson.

Một nhiệm vụ thành công của bà Elizebeth khi làm việc cho CIA là vụ án chủ cửa hàng búp bê năm 1944. Vụ này liên quan đến một phụ nữ người Mỹ có tên Velvalee Dickinson.

 Velvalee bị kết tội làm gián điệp cho chính quyền Nhật Bản khi gửi những mật mã được mã hóa cho chính quyền nước này.

Velvalee bị kết tội làm gián điệp cho chính quyền Nhật Bản khi gửi những mật mã được mã hóa cho chính quyền nước này.

Khi ấy, chuyên gia mật mã Elizebeth đã giúp CIA giải những mật mã do Velvalee gửi cho phía Nhật từ đó tìm được nội dung ẩn giấu bên trong. Nhờ những nỗ lực của bà, CIA có được bằng chứng cho thấy Velvalee mô tả chính xác vị trí các con tàu Mỹ và các tin tức chiến tranh nhạy cảm khác. Nếu những những thông tin này tới tay Nhật Bản sẽ khiến Mỹ tổn thất lớn.

Khi ấy, chuyên gia mật mã Elizebeth đã giúp CIA giải những mật mã do Velvalee gửi cho phía Nhật từ đó tìm được nội dung ẩn giấu bên trong. Nhờ những nỗ lực của bà, CIA có được bằng chứng cho thấy Velvalee mô tả chính xác vị trí các con tàu Mỹ và các tin tức chiến tranh nhạy cảm khác. Nếu những những thông tin này tới tay Nhật Bản sẽ khiến Mỹ tổn thất lớn.

Bà Elizebeth trở thành một trong những nữ chuyên gia mật mã hàng đầu của Mỹ trong Thế chiến 2 khi giúp lực lượng đồng minh phá giải được nhiều mật mã quan trọng của phe phát xít.

Bà Elizebeth trở thành một trong những nữ chuyên gia mật mã hàng đầu của Mỹ trong Thế chiến 2 khi giúp lực lượng đồng minh phá giải được nhiều mật mã quan trọng của phe phát xít.

Mời độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồi: HANOITV.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/vietnamdaily-relax/biet-gi-ve-nu-chuyen-gia-mat-ma-my-noi-tieng-trong-the-chien-2-111148.html