Biểu tình bất chấp tại Bangkok, có xu hướng lan rộng ngoài Thái Lan
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ở Bangkok hôm nay (18/10), một lần nữa bất chấp lệnh cấm biểu tình chống lại Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và chế độ quân chủ nước này.
Các cuộc biểu tình của sinh viên Thái Lan diễn ra, bất chấp việc các nhà lãnh đạo của họ và hàng chục người tham gia trước đó đã bị cảnh sát bắt giữ. Phần lớn hệ thống đường sắt tàu điện ngầm ở Bangkok buộc phải đóng cửa nhằm dập tắt hơn 3 tháng xuống đường của người biểu tình.Dee, 25 tuổi, một người trong đám đông biểu tình tại Asok - một trong những giao lộ nhộn nhịp nhất ở Bangkok, nói với Reuters: "Chúng tôi sẽ ở lại cho đến khi kết thúc hoặc chuyển đến một địa điểm khác cùng với các nhà hoạt động khác. Hàng trăm người sẽ tập trung tại Tượng đài Chiến thắng, sẵn sàng đi bộ gần 5km".Một vài cảnh sát, dù có mặt ở phía bên kia của nút giao thông, nhưng không can thiệp ngay lập tức."Chúng tôi cam kết duy trì hòa bình và trật tự. Để làm được như vậy, chúng tôi bị ràng buộc bởi luật pháp, tiêu chuẩn quốc tế, quyền con người", phát ngôn viên cảnh sát Kissana Phathanacharoen nói trong một cuộc họp báo.Những người biểu tình chủ yếu chỉ trích ông Prayuth đã sắp xếp cuộc bầu cử năm ngoái để giữ quyền lực mà ông giành được trong cuộc đảo chính năm 2014 - cáo buộc mà chính quyền Thủ tướng phủ nhận.Các cuộc biểu tình cũng công khai chỉ trích chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn, vi phạm điều cấm kỵ lâu đời ở Thái Lan. Cung điện Hoàng gia đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các cuộc biểu tình, nhưng nhà vua nói rằng Thái Lan cần những người yêu đất nước và chế độ quân chủ.Chính phủ đã cấm các cuộc tụ tập đông người ở Bangkok, khi ban bố tình trạng khẩn hôm 15/10.Trên khắp Thái Lan, các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở ít nhất 19 địa phương khác trong ngày Chủ nhật, thậm chí đã được tổ chức hoặc lên kế hoạch ủng hộ ở Đài Loan, Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp, Mỹ và Canada.