Bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới hãy bao gồm cộng đồng LGBT

'Khi các phương tiện truyền thông đại chúng thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thì nên bao gồm cộng đồng LGBT'. Đó là ý kiến dành được nhiều sự quan tâm tại sự kiện Bữa ăn sáng Ruy Băng Trắng với chủ đề 'Vai trò của Truyền thông trong thúc đẩy Bình đẳng giới và Xóa bỏ Bạo lực giới'.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sáng ngày 17/11 tại TPHCM đã diễn ra sự kiện 'Bữa sáng Ruy băng trắng - Vai trò của truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới". Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2023" của TPHCM do Sở LĐ-TB-XH TP.HCM phối hợp Sở TT-TT TP.HCM, Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức.

Bà Caroline Nyamayemombe, quyền Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, chia sẻ về tầm quan trọng của cơ quan truyền thông trong việc đồng hành phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới dưới góc tiếp cận bình đẳng giới

Bà Caroline Nyamayemombe, quyền Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, chia sẻ về tầm quan trọng của cơ quan truyền thông trong việc đồng hành phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới dưới góc tiếp cận bình đẳng giới

Tại sự kiện, nhiều nội dung, tham luận được chia sẻ liên quan đến công tác truyền thông về bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới, chủ yếu hướng đến đối tượng phụ nữ và trẻ em gái. Một trong những ý kiến dành được nhiều sự quan tâm là chia sẻ của Mia Nguyễn, nhà hoạt động về Bình đẳng giới tại Việt Nam.

Mia Nguyễn - nhà hoạt động về Bình đẳng giới tại Việt Nam - chia sẻ quan điểm về khái niệm "Giới" ngày nay

Mia Nguyễn - nhà hoạt động về Bình đẳng giới tại Việt Nam - chia sẻ quan điểm về khái niệm "Giới" ngày nay

Theo Mia Nguyễn thì khái niệm "Giới" ngày nay đã khá đa dạng, không chỉ đơn thuần là nữ và nam. Bởi trong thực tế đã có sự hiện diện của cộng đồng "đồng tính, song tính và chuyển giới" (LGBT) ở Việt Nam. Khi truyền thông rộng rãi các vấn đề về "Giới" thì chúng ta cần bao hàm đầy đủ hơn.

Cụ thể, đối với chiến dịch "Ruy băng trắng" hướng đến đối tượng phụ nữ. Vậy chúng ta đã bao hàm hết đối tượng của chiến dịch chưa? Phụ nữ bây giờ có cả phụ nữ chuyển giới, phụ nữ đồng tính, dị tính, phụ nữ và trẻ em không theo chuẩn giới, phụ nữ có bộ phận sinh dục nam...Thực tiễn xã hội khiến chúng ta cần có cái nhìn rộng hơn về đối tượng cho chiến dịch.

Vốn là một người chuyển giới và đang có cuộc sống hôn nhân cùng chồng, Mia mong mỏi thêm sự công nhận của pháp luật đối với cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới. Theo cô, tình yêu của những con người trong cộng đồng (LGBT) hiện nay gần như "vô hình" đối với pháp luật nước ta. Gia đình được hình thành từ những người của cộng đồng LGBT vẫn chưa được công nhận.

Từ thực trạng đó, Mia Nguyễn bày tỏ mong mỏi khi các phương tiện truyền thông đại chúng thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thì nên bao gồm cộng đồng LGBT. Nếu không đề cập thì sẽ là một lỗ hổng lớn đối với 10% đối tượng, là những con người thuộc đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam.

Các thành viên Câu lạc bộ Nam giới Quận 10 TPHCM với những cam kết về nội dung "thúc đẩy Bình đẳng giới và Xóa bỏ Bạo lực giới"

Các thành viên Câu lạc bộ Nam giới Quận 10 TPHCM với những cam kết về nội dung "thúc đẩy Bình đẳng giới và Xóa bỏ Bạo lực giới"

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính tại sự kiện “Bữa sáng Ruy băng trắng"

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính tại sự kiện “Bữa sáng Ruy băng trắng"

Minh Tuấn

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/binh-dang-gioi-va-xoa-bo-bao-luc-gioi-hay-bao-gom-cong-dong-lgbt-20231117183100786.htm