Bình đựng nội tạng xác ướp Ai Cập hé lộ niềm tin bất tử

Từ chất liệu chế tác đến hình dáng đầu thần, bình canopic không chỉ bảo quản nội tạng mà còn là 'bùa hộ mệnh' đưa linh hồn vượt qua cõi chết.

Ướp xác là một trong những tập tục chôn cất cổ xưa nổi tiếng nhất, gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Bảo quản và xử lý thi thể theo nghi lễ nhằm chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia phản ánh sâu sắc phong tục của người Ai Cập. Điều này giúp các nhà nghiên cứu khám phá về nền văn hóa của họ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ướp xác là một trong những tập tục chôn cất cổ xưa nổi tiếng nhất, gắn liền với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Bảo quản và xử lý thi thể theo nghi lễ nhằm chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia phản ánh sâu sắc phong tục của người Ai Cập. Điều này giúp các nhà nghiên cứu khám phá về nền văn hóa của họ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại không chỉ đơn thuần là quấn băng quanh thi thể, đặc biệt đối với các thành viên hoàng gia và giới quý tộc. Đây là một quy trình nhiều bước, bao gồm: làm sạch thi thể, lấy ra nhiều cơ quan nội tạng, xử lý thi thể bằng muối, ướp bằng nhựa thơm và dầu, rồi cuối cùng là quấn băng quanh tử thi. Ảnh: Wikimedia Commons.

Quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại không chỉ đơn thuần là quấn băng quanh thi thể, đặc biệt đối với các thành viên hoàng gia và giới quý tộc. Đây là một quy trình nhiều bước, bao gồm: làm sạch thi thể, lấy ra nhiều cơ quan nội tạng, xử lý thi thể bằng muối, ướp bằng nhựa thơm và dầu, rồi cuối cùng là quấn băng quanh tử thi. Ảnh: Wikimedia Commons.

Các cơ quan nội tạng được lấy ra khỏi cơ thể người quá cố không bị vứt bỏ mà được đặt vào những chiếc bình tang lễ gọi là canopic. Ảnh: Wikimedia Commons.

Các cơ quan nội tạng được lấy ra khỏi cơ thể người quá cố không bị vứt bỏ mà được đặt vào những chiếc bình tang lễ gọi là canopic. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những chiếc bình canopic mang ý nghĩa tôn giáo, thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật và sự quan tâm sâu sắc đến hành trình sang thế giới bên kia của người quá cố. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những chiếc bình canopic mang ý nghĩa tôn giáo, thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật và sự quan tâm sâu sắc đến hành trình sang thế giới bên kia của người quá cố. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bình canopic được người Ai Cập cổ đại sử dụng trong tang lễ với nhiều mục đích. Trong đó, đầu tiên là bình canopic được dùng để đựng một số cơ quan nội tạng quan trọng như phổi, gan, dạ dày và ruột, vốn bị lấy ra trong quá trình ướp xác nhằm ngăn ngừa phân hủy thi thể. Sau khi được lấy ra, các cơ quan này sẽ được làm khô bằng muối và thoa dầu, để có thể bảo tồn lâu dài khi đặt vào trong bình canopic. Ảnh: Wikimedia Commons.

Bình canopic được người Ai Cập cổ đại sử dụng trong tang lễ với nhiều mục đích. Trong đó, đầu tiên là bình canopic được dùng để đựng một số cơ quan nội tạng quan trọng như phổi, gan, dạ dày và ruột, vốn bị lấy ra trong quá trình ướp xác nhằm ngăn ngừa phân hủy thi thể. Sau khi được lấy ra, các cơ quan này sẽ được làm khô bằng muối và thoa dầu, để có thể bảo tồn lâu dài khi đặt vào trong bình canopic. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tiếp đến, bình canopic được được cho là yếu tố quan trọng trong hành trình linh hồn sang thế giới bên kia. Người Ai Cập tin rằng ruột, gan, phổi và dạ dày là những bộ phận quan trọng để người chết bước sang thế giới mới, bởi họ cho rằng những cơ quan này chứa các “thực thể” riêng biệt sống sót sau khi con người qua đời cùng với những phần khác của cơ thể người quá cố. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tiếp đến, bình canopic được được cho là yếu tố quan trọng trong hành trình linh hồn sang thế giới bên kia. Người Ai Cập tin rằng ruột, gan, phổi và dạ dày là những bộ phận quan trọng để người chết bước sang thế giới mới, bởi họ cho rằng những cơ quan này chứa các “thực thể” riêng biệt sống sót sau khi con người qua đời cùng với những phần khác của cơ thể người quá cố. Ảnh: Wikimedia Commons.

Việc đặt các cơ quan nội tạng vào những chiếc bình canopic rồi niêm kín nhằm đảm bảo người chết vẫn còn “nguyên vẹn” ở thế giới bên kia. Do đó, việc bảo quản kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng và những chiếc bình canopic thường được đặt trong cùng ngôi mộ với xác ướp. Ảnh: egypttoursportal.

Việc đặt các cơ quan nội tạng vào những chiếc bình canopic rồi niêm kín nhằm đảm bảo người chết vẫn còn “nguyên vẹn” ở thế giới bên kia. Do đó, việc bảo quản kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng và những chiếc bình canopic thường được đặt trong cùng ngôi mộ với xác ướp. Ảnh: egypttoursportal.

Nhiều bình canopic được trang trí bằng hình đầu người, động vật, hoặc các vị thần. Một bộ bình canopic rất phổ biến là bộ 4 "tứ tử" của thần Horus. Horus là một vị thần Ai Cập gắn liền với quyền năng và sự chữa lành. Bốn người con của ông bảo vệ 4 nội tạng khác nhau và mỗi người có sự trợ giúp của một nữ thần. Ảnh: egypttoursportal.

Nhiều bình canopic được trang trí bằng hình đầu người, động vật, hoặc các vị thần. Một bộ bình canopic rất phổ biến là bộ 4 "tứ tử" của thần Horus. Horus là một vị thần Ai Cập gắn liền với quyền năng và sự chữa lành. Bốn người con của ông bảo vệ 4 nội tạng khác nhau và mỗi người có sự trợ giúp của một nữ thần. Ảnh: egypttoursportal.

Bình có hình đầu người tượng trưng cho Imsety dùng để bảo quản gan và được nữ thần Isis bảo hộ. Phổi được đặt trong bình có đầu khỉ đầu chó, tượng trưng cho Hapi (hay Hapy), dưới sự bảo hộ của nữ thần Nephthys. Dạ dày được giữ trong bình có đầu chó rừng của Duamutef, dưới sự trông coi của nữ thần Neith. Ruột được đặt trong bình có đầu chim ưng của Qebehsenuef, được nữ thần Serket bảo vệ. Ảnh: egypttoursportal.

Bình có hình đầu người tượng trưng cho Imsety dùng để bảo quản gan và được nữ thần Isis bảo hộ. Phổi được đặt trong bình có đầu khỉ đầu chó, tượng trưng cho Hapi (hay Hapy), dưới sự bảo hộ của nữ thần Nephthys. Dạ dày được giữ trong bình có đầu chó rừng của Duamutef, dưới sự trông coi của nữ thần Neith. Ruột được đặt trong bình có đầu chim ưng của Qebehsenuef, được nữ thần Serket bảo vệ. Ảnh: egypttoursportal.

Bốn loại bình đựng nội tạng này phổ biến từ thời kỳ Tân Vương quốc trở đi. Người Ai Cập cổ đại làm như vậy nhằm khẩn cầu sức mạnh bảo vệ của các vị thần. Chúng khác với các bình canopic thời kỳ trước thường đơn giản hơn, cho thấy nghi lễ tôn giáo này đã phát triển và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc hơn theo thời gian. Ảnh: tripsinegypt.

Bốn loại bình đựng nội tạng này phổ biến từ thời kỳ Tân Vương quốc trở đi. Người Ai Cập cổ đại làm như vậy nhằm khẩn cầu sức mạnh bảo vệ của các vị thần. Chúng khác với các bình canopic thời kỳ trước thường đơn giản hơn, cho thấy nghi lễ tôn giáo này đã phát triển và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc hơn theo thời gian. Ảnh: tripsinegypt.

Mời độc giả xem video: Ai Cập mở cửa thành cổ cho du khách tham quan. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/binh-dung-noi-tang-xac-uop-ai-cap-he-lo-niem-tin-bat-tu-post1551724.html