Bình Thuận ngoài nước mắm Phan Thiết còn 9 đặc sản giá bình dân chỉ từ 4k nhưng hấp dẫn ai cũng muốn mang về
Nếu có cơ hội ghé tới Bình Thuận bạn đừng quên thường thức và mang về làm quà những đặc sản nổi tiếng cả nước chỉ mua được ở Bình Thuận này nhé.
Những món đặc sản của vùng đất Bình Thuận đều không phải thứ gì đó sang trọng, đắt đỏ mà chủ yếu là những món dân dã. Nguyên liệu chính là những sản vật có tại địa phương.
Nhưng nhờ sự chế biến khéo léo theo kỹ thuật của cha ông truyền lại hoặc đặc sản chỉ trồng được tại vùng đất này khiến du khách thập phương luôn muốn thưởng thức và mua về nhà.
1. Mủ trôm
Năm 2015, mủ trôm Tuy Phong được lọt vào top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn.
Đây là một loại nhựa cây, thu hoạch chất tiết từ vỏ thân của cây mủ trôm.
Địa chỉ: Các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phong Phú thuộc huyện Tuy Phong.
Mủ trôm dạng thanh dài: 270k - 300k/kg.
Mủ trôm dạng viên: 320k - 250k/kg.
Mủ trôm dạng bột đường: 350k - 370k/kg.
2. Chả mực Cà Ty
Mực, món đặc sản ngon nhất tại Bình Thuận. Đến Bình Thuận chắc chắn bạn không nên bỏ qua món ăn đặc biệt này.
Mực phải chọn những con vừa mang từ biển về còn tươi rói, thịt trắng thơm và dẻo.
Qua sự chế biến tài tình, kinh nghiệm và sự khéo léo của người dân tại đây mà món chả mực Cà Ty được mệnh danh là món ăn nhất định phải thử khi tới Bình Thuận.
Địa chỉ: Các khu chợ hải sản ở thành phố Phan Thiết.
Giá bán: 470.000 đồng/kg.
3. Lòng heo bánh hỏi Phú Long
Đến Bình Thuận, cụ thể là thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, bạn sẽ bất ngờ với sự kết hợp không giống ở đâu giữa bánh hỏi và lòng lợn.
Để tạo thành món “ai ăn cũng nhớ” này, người đầu bếp phải rất kỳ công trong hàng loạt khâu chế biến bánh hỏi, cách luộc lòng đến tỷ lệ cân đối giữa các thành phần trong chén mắm me dọn kèm.
Giá bán: 25- 100.000 đồng/suất.
Địa chỉ: Các cửa hàng ở thị trấn Phú Long, ngay huyện Hàm Thuận Bắc.
4. Mực một nắng Phan Thiết
Mực một nắng có nhiều ở những vùng biển du lịch, nhưng thực khách sành ăn cho rằng món này ngon nhất là ở Phan Thiết.
Tại thành phố này, đâu đâu cũng gặp món mực một nắng, từ quán ăn vỉa hè đến nhà hàng của các resort sang trọng…
Người ta tuyển chọn kỹ loại mực lá, phơi nắng một ngày. Sau đó, mực gói lại kỹ càng rồi ướp đá. Thực khách đặt cho cái tên mực một nắng để phân biệt với khô mực và mực tươi…
Giá bán: 400.000 đồng/kg.
Địa chỉ: Các chợ hải sản tại Phan Thiết.
5. Thanh long Bình Thuận
Những cánh đồng thanh long phủ xanh bạt ngàn không chỉ nhiều mà còn nổi tiếng nhất nước bởi vị ngọt thanh.
Đến Bình Thuận, bạn sẽ bất ngờ với hơn 20 loại món ăn khác nhau được chế biến từ thanh long như gỏi thanh long, thanh long kho tộ, thanh long um sườn non, chè thanh long…
Nhưng ngon nhất phải kể đến món thanh long xào lăn.
Địa chỉ: huyện Hàm Thuận Nam.
Giá bán: 4 - 5.000 đồng/kg.
6. Bánh quai vạc
Bánh quai vạc thu hút du khách ở lớp bột trong veo, dai mịn, com tôm lột đỏ au hấp dẫn.
Song yếu tố khiến du khách muốn ăn lại lần nữa chính là chén nước mắm được pha chế từ loại mắm nổi danh của địa phương hay miếng chả cá hấp dai, mịn.
Địa chỉ: Các chợ, các con đường lớn nhỏ, các bãi biển như Mũi Né, Hòn Rơm…
Giá bán: 20.000 đồng/đĩa.
7. Răng mực nướng
Ở Bình Thuận, răng mực nướng là đặc sản địa phương cũng như món quà vặt quen thuộc của thanh thiếu niên.
Điểm hấp dẫn của món ăn này không nằm ở tạo hình mà là ở vị dai, giòn nhấn nhá cùng bánh tráng nướng, tương ớt vui miệng.
Địa chỉ: Quán ăn vặt chị Loan, đường Võ Thị Sáu, phường Hưng Long TP Phan Thiết.
Giá bán: 12.000 đồng/xiên.
8. Bánh tráng nướng mắm ruốc
Bánh tráng dùng cho món ăn này là bánh tráng gạo có rắc mè đen. Người bán sẽ lấy bánh tráng, trét lên một ít mắm ruốc, thêm trứng cút thái múi cau, nem, chả cá, hành hoa rồi nướng trên lửa than nhỏ.
Khi bánh chín đến một độ nhất định, đầu bếp sẽ dùng một thanh tre nhỏ, cuộn từ từ thành một chiếc kèn nhỏ sao cho các nguyên liệu đều nằm gọn trong cái cuốn bé xinh ấy.
Địa chỉ: đường Thủ Khoa Huân, Phan Thiết.
Giá bán: 7.000 đồng/chiếc.
9. Bánh canh chả cá
Điểm hấp dẫn của bánh canh chả cá ở Phan Thiết. Ngoài những miếng chả cá được chiên vàng hay hấp trắng tinh là những sợi bánh canh sợi nhỏ có màu trắng sữa.
Nếu ở Sài Gòn, sợi bánh thường to, dai và trắng trong thì bánh canh ở Phan Rang hoàn toàn khác. Được làm từ bột gạo, xay nguyễn rồi luộc chín bằng nước sôi, sợi bánh không quá to và có màu trắng đục.
Nếu thưởng thức món ăn này tại Bình Thuận, bạn đừng quên thử cách kết hợp lạ giữa bánh mì và nước dùng của người dân nơi đây.