Bird & Bird LLP: Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)
Một khuynh hướng tiếp tục diễn ra từ năm 2023 là sự phổ biến ngày càng tăng của hydrogen trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
6/ Quản lý năng lượng
Quản lý năng lượng là gì và có ý nghĩa gì? Quản lý năng lượng là việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nhằm giảm thiểu chi phí và giảm nhu cầu năng lượng trong tương lai. Với việc gia tăng áp lực về mặt pháp lý, môi trường và các cổ đônng đối với các công ty thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các công ty thực hiện các biện pháp quản lý năng lượng thích hợp tại chỗ không chỉ về mặt tuân thủ thực thi mà còn là không gian phát triển một cách nhanh chóng cũng là nơi triển khai những cải tiến, công nghệ đổi mới sáng tạo và cơ hội mới.
Tại đây, Bird & Bird khám phá một số lĩnh vực quan trọng nơi mà quản lý năng lượng đang phát triển với những thách thức và cơ hội cụ thể như sau:
Tự động hóa tòa nhà-Trao quyền cho năng lượng, vận hành và hiệu quả chi phí: Các tòa nhà hiện chịu trách nhiệm cho 39% năng lượng toàn cầu liên quan đến lượng khí thải carbon: 28% từ lượng khí thải CO₂ hoạt động (từ năng lượng cần thiết để sưởi ấm, làm mát và cung cấp năng lượng cho chúng), và phần còn lại 11% đến từ nguyên vật liệu và xây dựng. Kiểm tra công tác quản lý năng lượng đối với môi trường xây dựng sẽ là một đường hướng quan trọng để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và về mặt tổng thể là nhằm loại bỏ carbon. Hiện việc giải quyết những thách thức như vậy sẽ giúp làm giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời còn làm giảm sự phụ thuộc của họ vào chuỗi cung ứng năng lượng rất dễ bị biến động.
Hiện thì những đổi mới công nghệ sáng tạo vẫn đang tiếp tục diễn ra, điều này giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện quản lý năng lượng. Ví dụ, tòa nhà tập trung hệ thống điều khiển và tự động hóa (building automation and control systems-BACS) giúp các tòa nhà sử dụng năng lượng ít hơn và giảm lượng khí thải CO₂ mà không ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc sự thoải mái của người dân đang cư ngụ. Một số lượng lớn các công ty dịch vụ năng lượng (energy service companies-ESCO) cung cấp dịch vụ tư vấn lắp đặt và dịch vụ phụ trợ cho BACS với thời gian hoàn vốn ngắn, điều này giúp làm cho BACS trở thành một lựa chọn hấp dẫn và tiết kiệm chi phí hơn so với giải pháp hiệu quả năng lượng khác.
BACS bao gồm các hệ thống năng lượng tích hợp thông minh được phát triển đặc biệt lắp đặt xung quanh tòa nhà. BACS thường khai thác sức mạnh của thuật toán AI và học máy (ML) để phân tích cách sử dụng năng lượng và tự động điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như dự báo mức tiêu thụ năng lượng, đáp ứng nhu cầu, lưu trữ và quản lý phân phối năng lượng tái tạo, tất cả đều làm việc gắn kết với nhau nhằm đảm bảo tòa nhà hoạt động một cách tốt nhất. Ngoài ra, BACS còn có thể tích hợp cũng như tối ưu hóa các chức năng trên, giúp các tòa nhà trở nên thông minh hơn bao giờ hết. Đồng thời sẽ cung cấp cho người vận hành tòa nhà quyền truy cập theo thời gian thực vào các phân tích dựa trên đám mây và dịch vụ báo cáo, giúp cho phép đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các ngành xây dựng và năng lượng? Thế hệ mới của các tòa nhà xanh là sự thông minh, an toàn và bền vững, giúp mang lại lợi ích cho người đang cư trú, người vận hành và môi trường như nhau. Ngoài ra, việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng cũng có thể làm gia tăng căng thẳng hệ thống mạng lưới năng lượng trong thời gian nhiệt độ tăng quá cao dẫn đến thiếu hụt nguồn cung hoặc cầu, từ đó thúc đẩy sự ổn định của hệ thống mạng lưới điện.
Năng lượng được coi là một dịch vụ (energy as a service-EaaS)-Tiếp nhận rủi ro hiệu suất năng lượng: Các giải pháp quản lý năng lượng thường có thể dẫn đến tiêu tốn nhiều nguồn vốn đầu tư tài chính và là gánh nặng cho các doanh nghiệp hiện đang phải vật lộn với triển vọng tình hình kinh tế không chắc chắn và áp lực gia tăng lạm phát. Trước những thách thức này, EaaS đã nổi lên như một giải pháp lựa chọn ngày càng trở lên hấp dẫn. Theo mô hình EaaS, nhà cung cấp dịch vụ năng lượng (energy service provider-ESP) đảm bảo nguồn tài trợ của bên thứ ba nhằm thanh toán mọi chi phí của dự án, điều này có nghĩa là chủ sở hữu tòa nhà không có đủ chi phí trả trước hoặc chi phí vốn nội bộ và thường coi giao dịch này là một giải pháp tài trợ ngoại bảng cân đối tài chính. Bởi do mô hình EaaS thường hoạt động theo hình thức trả tiền theo hiệu suất nên ESP mang lại hiệu suất rủi ro và không ngừng tìm kiếm hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, ESP cũng có thể cung cấp các nâng cấp cho công nghệ đổi mới sáng tạo hơn để tăng tính bảo mật nhằm giúp tiết kiệm hơn cho chủ sở hữu tòa nhà. Bên cạnh đó, ESP cũng thường có thể cung cấp một tập hợp các dịch vụ liên quan đến năng lượng bên cạnh việc cung cấp điện. Ví như ESP có thể kết hợp tư vấn năng lượng, tài trợ, giải pháp lắp đặt tài sản và quản lý năng lượng tất cả hợp lại-trong-một (all-in-one) cho chủ sở hữu tòa nhà.
Hiện nay, EaaS đang ngày càng được mở rộng một cách rộng rãi hơn để cơ sở hạ tầng coi như là một dịch vụ (infrastructure as a service-IaaS). Khi các ESP đang chạy đua để cung cấp một bộ sản phẩm công nghệ đổi mới sáng tạo, thậm chí còn ở dịch vụ lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu dấu chân carbon của tòa nhà cũng như quyền lợi của họ vượt ra ngoài lĩnh vực năng lượng để có thể trang trải toàn bộ cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư (capex) cho hàng hóa và các dịch vụ thường sẽ được bảo lãnh bởi ESP. Tuy nhiên, trách nhiệm bảo trì và nâng cấp được thương lượng nhiều lần, do vậy, Bird & Bird nhận thấy có rất nhiều mô hình thương mại trên thị trường tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của chủ sở hữu tòa nhà mà hiểu một cách ngắn gọn, không có một kích cỡ nào phù hợp cho tất cả được.
Chi tiêu của chính phủ- Sự đầu tư có chủ đích: Đối với các bên liên quan ưu tiên giảm nhu cầu năng lượng và cắt giảm phát thải khí nhà kính, chính phủ các nước đang nỗ lực cùng ngành năng lượng tăng cường đầu tư vào hệ thống quản lý, đồng thời tích cực theo dõi đầu ra của các thiết bị kỹ thuật số và công nghệ internet vạn vật (IoT) để thu thập dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến cung cấp và tiêu thụ điện, đem lại cho họ một bức tranh tổng thể về “làm việc đạt hiệu quả nhất”.
Dựa trên cơ sở dữ liệu mới nhất về theo dõi chi tiêu năng lượng của IEA được công bố (6/2023), chính phủ các nước đã chi 264 tỷ USD cho việc trang bị thêm hiệu quả năng lượng (các tòa nhà và công nghiệp), các ứng dụng thiết bị hiệu quả, các tòa nhà mới có khí phát thải CO₂ gần như bằng 0 và sử dụng năng lượng tái tạo cuối cùng (ví dụ như nhiệt mặt trời, địa nhiệt). Các quỹ đầu tư sẽ chi tiêu trực tiếp hoặc cho các dự án đối tác công-tư (PPP) dành cho các tòa nhà cơ sở hạ tầng.
Các quốc gia mà Bird & Bird nhận thấy đã thực hiện tốt những vấn đề nêu trên, bao gồm: (1) Úc: Trợ cấp cho việc nâng cấp hiệu quả năng lượng của khu dân cư và trợ cấp tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); (2) Latvia: Các khoản vay của nhà nước dùng để nâng cấp hiệu quả năng lượng các tòa nhà bố trí nhiều căn hộ cũng như cung cấp cho chủ nhà/chủ đất; (3) Vương quốc Anh: Chương trình tài trợ nâng cấp nhà ở năm 2023 và phân bổ Quỹ loại bỏ carbon tại các nhà ở xã hội, hướng tới các hộ gia đình có thu nhập thấp và cải tạo nhà ở xã hội; (4) Singapore: Hỗ trợ các công ty lắp đặt Hệ thống thông tin quản lý năng lượng (energy management information system-EMIS) để giám sát và quản lý mức tiêu thụ năng lượng một cách có cấu trúc để đạt được tiến triển một cách có hiệu quả.
Bên cạnh những thành công này thì vẫn còn những thách thức trong việc thu lại đầy đủ lợi ích của các khoản tài trợ đó ví dụ như các chi tiêu cao hơn mức tài trợ dành cho các dự án nhỏ hơn, dòng doanh thu không ổn định và rủi ro hoàn vốn nếu quyền sở hữu thay đổi hoặc nếu doanh nghiệp tồn tại không chắc chắn lâu dài. Điều này có nghĩa là chính phủ các nước cần phải xem xét “bức tranh toàn cảnh” trước khi tham gia vào các thỏa thuận tài trợ.
Văn bản pháp luật-Bối cảnh pháp lý đang phát triển nhanh chóng
Hiện có một số thỏa thuận pháp lý quan trọng chi phối không gian quản lý năng lượng. Thỏa thuận dịch vụ năng lượng chỉ ở mức khiêm tốn đã đứng vững trước thử thách của thời gian và vẫn hoàn toàn có liên quan đến ngày hôm nay, điều này được cho là phù hợp với các dự án quy mô nhỏ hơn, nơi mà chủ sở hữu tòa nhà thuê công ty dịch vụ năng lượng (energy service company-ESCO) để thực hiện việc quản lý biện pháp bảo tồn năng lượng (energy conservation measures-ECM) tại chỗ về mặt thiết kế, xây dựng, sở hữu và cơ sở tài chính để đạt được hiệu quả năng lượng. Trong trường hợp này, chủ sở hữu tòa nhà sẽ phải trả phí dịch vụ thông thường cho ESCO theo thời hạn cố định và có thể có tùy chọn mua thiết bị ECM.
Một bước tiến triển từ điều này sẽ là thỏa thuận tiết kiệm năng lượng. Tại đây, ESCO triển khai và tài trợ cho ECM tại chỗ và trả phí dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, có một tính năng bổ sung mà theo đó ESCO sẽ chia sẻ một phần năng lượng đã thỏa thuận tiết kiệm từ ECM với chủ sở hữu tòa nhà. Quyền chấm dứt của một trong hai bên được đàm phán cao vì những điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các thỏa thuận đó. Điều khoản bất khả kháng và việc thay đổi các quy định của pháp luật cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Mô hình EaaS hoặc IaaS mà Bird & Bird đã đề cập trước đó hiện là mô hình mới nhất của sự đổi mới về mặt văn bản pháp lý và chứa đựng đặc điểm cực kỳ quan trọng của thỏa thuận dịch vụ năng lượng. Sự khác biệt là ở chỗ đó là bộ sản phẩm và dịch vụ thường được cung cấp một cách rộng hơn và có thể bao gồm các yếu tố rộng hơn như tư vấn năng lượng, dịch vụ đám mây, nâng cấp tài sản, lắp đặt sức mạnh năng lượng tái tạo và các nâng cấp khác. Các mô hình EaaS hoặc IaaS có thể có nhiều dạng khác nhau, từ thỏa thuận dịch vụ khung (master service agreements-MSA) đến các hợp đồng EaaS và liên tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ sở hữu tòa nhà về dịch vụ tích hợp hơn trong hoặc ngoài ngoài bảng cân đối tài chính. Đó là một không gian thú vị cho những người phát triển hợp đồng thực tế và ngắn gọn song vẫn đáp ứng nhu cầu thay đổi và hồ sơ rủi ro của các tác nhân trong không gian này.
7/ Khai thác mỏ và khoáng sản
Từ sự biến động của thị trường và gia tăng căng thẳng địa chính trị đến các chiến lược giảm phát thải CO₂ trong 12 tháng vừa qua đã chứng kiến những thay đổi lan rộng trong lĩnh vực khai thác mỏ và khoáng sản. Nghiên cứu phân tích của Bird & Bird nhằm hướng tới năm 2024 khi nhấn mạnh cơ hội cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như một số những rủi ro tiềm ẩn cần phòng tránh.
Khoáng sản quan trọng và an ninh quốc gia: Thúc đẩy gia tăng năng lực khai thác mỏ trong nước
Trung Quốc tiếp tục thống trị nguồn cung khoáng sản quan trọng toàn cầu (kể cả nguyên tố đất hiếm), đặc biệt trong sản xuất và xử lý, điều này đã khiến chính phủ các nước khác trên thế giới nhận thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung năng lượng chuyển đổi quốc gia và các lĩnh vực nhạy cảm khác như quốc phòng. Sự thúc đẩy này sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn bởi các xu hướng địa chính trị trong năm 2024. Chính phủ các nước sẽ tiếp tục phát triển các chính sách đối nội lien quan của mình ví như đạo luật “Giảm thiểu lạm phát” của Hoa Kỳ và các đạo luật tương tự và/hoặc các quy định, luật lệ chính sách do EU, Vương quốc Anh và Úc đã ban hành.
Do đó, Bird & Bird kỳ vọng sẽ nhận thấy các bản công bố (và cập nhật nơi đã công bố) những chiến lược khoáng sản quốc gia quan trọng nhiều hơn nhằm xác định việc tiếp cận các khoáng sản quan trọng luôn là một rủi ro an ninh quốc gia.
Việc phân loại hàng hóa như vậy sẽ đem lại cho chính phủ các nước khả năng hành động nhanh chóng hơn đến từ lập trường an ninh quốc gia. Cho đến nay đã có nhiều chiến lược được công bố, bao gồm cả chiến lược của Vương quốc Anh và EU đã chỉ ra một mong muốn mạnh mẽ để gia tăng công suất khai thác mỏ trong nước và hợp tác với các đối tác quốc tế thay thế. Tại Vương quốc Anh, một số dự án khai thác mỏ trong nước đang cho kết quả tiến bộ đáng khích lệ song liệu điều đó có đủ hay không, và liệu Vương quốc Anh và các nước khác được chính phủ cung cấp nguồn tài trợ sẵn có và thực hiện cấp phép nhanh chóng (fast-track) cho các dự án khoáng sản quan trọng hay không?
Do vậy, Bird & Bird cũng mong chờ được nhận thấy các khu vực pháp lý khác, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông đang nổi lên là nhà sản xuất hạ nguồn tiềm năng trong việc tinh chế khoáng sản quan trọng cũng như chủ nghĩa dân tộc tài nguyên (resource nationalism) là xu hướng nắm quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên nằm trong lãnh thổ quốc gia, mà ở nơi đó, các nước sản xuất, đặc biệt là ở Châu Phi, đang tìm cách nắm giữ lại nhiều chuỗi giá trị hơn ngay trong nước.
Biến động giá cả và sự không chắc chắn của thị trường-Hợp đồng bao tiêu sự thách thức: Một khuynh hướng mà Bird & Bird đang kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2024 là hợp đồng bao tiêu với các đối tác có mức tín dụng uy tín đặt ra thách thức khi người mua tìm kiếm các lựa chọn trong hợp đồng ký kết để bảo vệ họ khỏi sự biến động của thị trường. Điều này sẽ khiến các dự án và nhà đầu tư của họ gặp rủi ro khi được yêu cầu bao gồm các quyền quy định tại hợp đồng cho phép người mua thay đổi lượng nguyên vật liệu đã cam kết đặt mua.
Thứ hai, trong khi căng thẳng địa chính trị gia tăng thì đương nhiên cũng sẽ gây ra khó khăn trong việc huy động nguồn vốn tài chính, điều này sẽ nâng cao sự phản đối trong nước đối với việc hoạt động khai thác mỏ này cũng sẽ tiếp tục khiến cho việc huy động vốn đầu tư sẽ bị hạn chế. Một số ví dụ điển hình về sự phản đối của công chúng đối với hoạt động thăm dò và khai thác mỏ diễn ra vào năm 2023 đã ảnh hưởng tiêu cực giá cổ phiếu của công ty khai thác mỏ và niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông. Đây là chỉ dấu của một thị trường diễn ra đầy thách thức đối với ngành khai thác mỏ và lĩnh vực khoáng sản khi các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Sự quan tâm của công chúng và sự giám sát của các cổ đông phi doanh nghiệp ngày càng gia tăng bởi do quá trình chuyển đổi năng lượng, điều này sẽ yêu cầu kết nối cộng đồng một cách cẩn trọng. Trường hợp các nước như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và những nước thành viên EU mong muốn phát triển tài sản khoáng sản quan trọng trong nước thay vì “chuyển ra nước ngoài” (offshoring, tức là sử dụng các nguồn lực từ nước khác vào việc sản xuất-kinh doanh của mình) để thực hiện hoạt động kinh doanh “không sạch” từ việc khai thác mỏ, do vậy, chính phủ các nước sẽ phải cân bằng nhu cầu của các bên liên quan trong nước.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu và cạn kiệt các mặt hàng quan trọng đã trở nên tồi tệ hơn bởi các mục tiêu chuyển đổi mạnh mẽ. Do vậy, ngành khai thác mỏkhoáng sản đã phản ứng bằng cách tăng đầu tư vốn tài chính vào hoạt động khai thác mỏ để gia tăng nguồn cung song vẫn cần có nguồn vốn đáng kể để thúc đẩy phát triển nhanh hơn nữa. Vốn chủ sở hữu và nợ trên thị trường vốn cũng đã gặp khó khăn cho phát triển các dự án giai đoạn đầu trong thời gian vài năm qua, mặc dù có một số nguồn lực nhất định tại một số thị trường nhất định ví như lithium ở Úc vẫn được khai thác một cách ổn định, điều này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2024.
Sự gia tăng các dự án phát triển giai đoạn đầu, đặc biệt là ở lithium và đất hiếm, dự báo sẽ bổ sung thêm các nguồn năng lượng non trẻ cho các công ty tham gia thị trường nhưng liệu điều này có dẫn đến quá nhiều các công ty theo đuổi cùng một ngoại tệ là đồng đô la? Điều này cũng được phản ánh việc tăng cường hoạt động đầu tư liên ngành đối với các công ty hội nhập theo chiều dọc để tăng nguồn cung của họ. Đây hiển nhiên là điều đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô-tô và pin hiện đã tăng đầu tư trực tiếp vào các công ty khai thác mỏ và các thỏa thuận mua cổ phần (farm-in) để đảm bảo an ninh sản xuất và các công ty khai thác mỏ có tư duy tiến bộ hiện đang phát triển ở hoạt động hạ nguồn, chẳng hạn như các nhà máy tái chế nam châm.
Tái chế nguyên vật liệu và khoáng sản- Cơ hội đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Bird & Bird luôn kỳ vọng sẽ nhận thấy sự gia tăng các chiến lược tái chế trong nước, phối hợp với các chiến lược khoáng sản quan trọng mang tầm quốc gia nhằm thúc đẩy thị trường nguyên vật liệu và khoáng sản có đời sống thứ hai, đặc biệt là đối với pin và nam châm, điều này sẽ giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hỗ trợ việc giảm khai thác và phát triển sản xuất ở nơi đã có sự cạn kiệt về khoáng sản. Bird & Bird cũng mong đợi các chiến lược tái chế như vậy sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi ngành công nghiệp khai thác mỏ do tác động tích cực đến lượng khí thải “Phạm vi (Scope) 3” của họ. Bird & Bird còn nhận thấy các công ty khai thác mỏ non trẻ thì đang phát triển các dự án hạ nguồn.
“Phạm vi 3” công bố mức phát thải CO₂thúc đẩy chiến lược kỹ thuật số
Tổ chức Hội đồng quốc tế về khai thác mỏ và khoáng sản (international council on mining and minerals-ICMM) đã công bố Chỉ dẫn báo cáo và kiểm toán lượng phát thải CO₂ thuộc “Phạm vi 3” (tất cả các phát thải gián tiếp khác phát sinh từ các hoạt động có liên quan từ chuỗi giá trị, xuất phát từ các nguồn mà doanh nghiệp không sở hữu hoặc kiểm soát). Bản chỉ dẫn này đã cung cấp một khuôn khổ tiêu chuẩn hóa cho các công ty khai thác mỏ và tính toán khoáng sản kim loại cũng như công bố thông tin về kiểm kê khí phát thải CO₂ trong chuỗi giá trị của họ. GHG Protocol là một bộ công cụ hướng dẫn do Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững (WBCSD) xây dựng để giúp các công ty, tổ chức và chính phủ tính toán và quản lý lượng phát thải khí nhà kính GHG của họ, đồng thời cũng cung cấp hướng dẫn, phương pháp tính toán và khuôn khổ báo cáo theo ngành cụ thể cho các loại hình tổ chức và hoạt động khác nhau. Trên cơ sở đó, bản chỉ dẫn này dựa trên tiêu chuẩn GHG Protocol được sử dụng rộng rãi nhất cho kế toán và báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính GHG của doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Tùy thuộc vào danh mục hàng hóa của công ty khai thác mỏ thì có thể lên tới mức 95% lượng phát thải CO₂ của nó có thể là do lượng phát thải CO₂ thuộc “Phạm vi 3”. Do đó, bản chỉ dẫn sẽ giúp xác định các điểm nóng nơi mà các công ty khai thác mỏ có thể tập trung nỗ lực vào việc hợp tác với nhà cung cấp và khách hàng nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải CO₂ một cách có ý nghĩa cho dù điều này có thể dẫn đến việc phải trả giá. Do vậy, Bird & Bird kỳ vọng sẽ nhận thấy sự gia tăng chiến lược về kỹ thuật số và cung cấp sản phẩm mới trong khai thác mỏ và lĩnh vực khoáng sản thông qua việc sử dụng công nghệ blockchain để giám sát và báo cáo kiểm kê chuỗi giá trị về lượng phát thải CO₂ vốn có truyền thống cực kỳ nghiêm trọng rất khó định lượng và theo dõi.
Hydrogen-Chìa khóa cho quá trình chuyển đổi xanh song cũng là giao thức truyền tải mạng máy tính đa hướng đáng tin cậy (pragmatic general multicast-PGM)
Một khuynh hướng tiếp tục diễn ra từ năm 2023 là sự phổ biến ngày càng tăng của hydrogen trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Sản lượng hydrogen sản xuất chỉ chiếm có 1% năng lượng tái tạo nhưng pin nhiên liệu hydrogen lại có khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo dư thừa trong khoảng thời gian dài. Điều này có nghĩa là hydrogen có thể tỏ ra hữu ích trong việc bắc cầu khoảng cách giữa các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió đều sẵn có và khi cần thiết, đặc biệt là khi các địa điểm khai thác đang ngày càng tìm cách giảm lượng khí thải CO₂ thuộc “Phạm vi 1” (tất cả lượng phát thải nhà kính GHG phát sinh trực tiếp từ các nhà máy, hoạt động của một tổ chức thì lượng khí thải CO₂ này nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức) bằng cách sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo.
Pin nhiên liệu hydrogen cũng có thể cung cấp năng lượng cho các phương tiện hạng nặng như như xe tải và xe buýt vận chuyển tại các khu khai thác mỏ. Hiện chiếc xe vận tải hạng nặng của ngành công nghiệp khai thác mỏ cũng đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm lượng khí thải dấu chân carbon và khi đó, việc áp dụng xe điện EV chạy bằng pin nhiên liệu hydrogen sẽ là một trong những biện pháp được thực hiện như vậy. Liên minh châu Âu (EU) hiện đang dẫn đầu trong việc hỗ trợ hydrogen trong quá trình chuyển đổi xanh; tuy vậy, hydrogen cũng đòi hỏi việc tiếp cận các kim loại nhóm bạch kim (platinum group metals-PGM), cụ thể là palladium và than chì mà nguồn cung than chì trước đây bị chi phối bởi CHLB Nga và sau này là Trung Quốc. Mặc dù vậy, động thái của EU về mục tiêu bắt buộc sử dụng hydrogen xanh trong Chỉ thị về năng lượng tái tạo sẽ làm gia tăng nhu cầu trong ngành khai thác mỏ song cũng làm gia tăng quan ngại về nguồn cung PGM đáng tin cậy sẽ đến từ đâu?
Tuy nhiên, EU hiện tập trung vào việc sớm áp dụng hydrogen, đặc biệt là liên quan đến ngành giao thông vận tải và kho lưu chứa năng lượng quy mô mạng lưới điện, khiến nơi đây trở thành một khu vực trọng tâm của ngành khai thác mỏ khoáng sản.
Công nghệ, tự động hóa và bảo vệ dữ liệu
Do quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo nhạy cảm về mặt thời gian nên Bird & Bird nhận thấy việc sử dụng và đầu tư vào công nghệ đổi mới sáng tạo ngày càng tăng, đặc biệt là trong các dự án tự động hóa và công nghệ dữ liệu, đây sẽ là chìa khóa trong việc đẩy nhanh các nỗ lực chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, với việc sử dụng ngày càng tăng của công nghệ đổi mới sáng tạo cũng sẽ làmgia tăng rủi ro liên quan đến sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư dữ liệu và an ninh mạng. Môi trường địa chính trị hiện tại được nhấn mạnh bởi chủ nghĩa dân tộc tài nguyên như đã được chứng minh bằng các chiến lược khoáng sản quan trọng, dẫn đến chủ nghĩa biệt lập thực tiễn (isolationist practices) tập trung vào phát triển trong nước và tự cung tự cấp. Bởi vì lý do này nên một cách tiếp cận mạnh mẽ trong việc bảo vệ dữ liệu thông qua phương tiện pháp lý là rất cơ bản vì ngành khai thác mỏ và khoáng sản là rất đặc biệt dễ bị xâm phạm dữ liệu do khối lượng lớn dữ liệu nhạy cảm đang được lưu trữ trên hệ thống.
Bài học chính
Nhìn chung, những xu hướng và mối quan tâm trên nêu bật sự cần thiết của chính phủ các nước phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tăng cường công suất khai thác, giải quyết biến động giá cả và sự không chắc chắn của thị trường, đồng thời thúc đẩy chiến lược tái chế, công bố báo cáo tiết lộ lượng khí thải CO₂, khai phá hydrogen như một nguồn năng lượng thay thế và đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu và công nghệ đổi mới sáng tạo.
8/ Dầu khí
Ảnh hưởng của AI tới ngành dầu khí: Ngành dầu khí từ lâu đã nổi tiếng với sự phức tạp và môi trường hoạt động đầy thách thức. Với tiện ích trải rộng trên toàn cầu, việc quản lý tất cả chúng một cách hiệu quả đã trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tức là sự kết hợp của học máy (ML), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing-NLP) và robot có thể học, suy luận, giải quyết vấn đề, nhận thức và tương tác theo những cách tương tự như trí tuệ con người, đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong ngành dầu khí với dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2024. Các công ty dầu khí lớn hiện có thể truy cập tất cả dữ liệu về vị trí sản xuất khai thác của họ trong một nốt nhạc nhờ vào AI cho phép họ quản lý và giám sát tất cả các nhà máy của họ từ xa. Việc điều khiển tập trung này không chỉ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động mà còn mở rộng sản xuất và tối ưu hóa trên toàn bộ phạm vi hoạt động của các công ty dầu khí.
Cách mạng hóa cách thức hoạt động của các ngành công nghiệp
Sự gia nhập ngành dầu khí của AI cho thấy nhiều hứa hẹn tiềm năng cho tương lai của lĩnh vực dầu khí. 92% số công ty dầu khí trên toàn thế giới hiện đang đầu tư vào AI hoặc có kế hoạch thực hiện điều đó trong lĩnh vực này 5 năm tới. Tác động của AI đã được thể hiện rõ ràng khi có tới 50% sản lượng dầu khí và các giám đốc điều hành công ty khí đốt đang sử dụng nó để giải quyết các thách thức khắp toàn bộ tổ chức công ty. Tất nhiên, đó không phải là giải pháp dễ dàng nhưng nó chắc chắn phục vụ như một phản ứng hấp dẫn đối với một số vấn đề nhất những thách thức cấp bách mà ngành này đang phải đối mặt, đặc biệt là về an ninh dầu khí và tuân thủ thực thi môi trường, thăm dò và sản xuất, tinh chế và phân phối, phát hiện lỗi kỹ thuật và đảm bảo chất lượng cũng như tiếp cập các mỏ giếng khai thác mới. Mỗi khía cạnh đều có tầm quan trọng đáng kể của riêng mình song lại có những tác động đến việc tuân thủ thực thi an toàn và môi trường đặc biệt quan trọng.
Đổi mới sự an toàn và tuân thủ thực thi
Trong các ngành công nghiệp như dầu khí, việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn là ở mức cao nhất và đáp ứng các quy định tuân thủ nghiêm ngặt là ưu tiên hàng đầu. Vai trò của AI trong việc tăng cường các giao thức an toàn, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tuân thủ thực thi các quy định của ngành dầu khí có thể tác động sâu sắc không chỉ hiệu quả hoạt động sản xuất inh doanh mà còn cả danh tiếng chung và niềm tin trong ngành này.
Thực tế, AI đảm bảo an toàn và tuân thủ bằng cách phát hiện thiết bị trục trặc và giám sát nơi làm việc để tuân thủ các giao thức an toàn, góp phần tạo nên một môi trường làm việc an toàn hơn. Ví dụ, công nghệ thị giác máy tính giờ đây có thể phân tích nguồn cấp dữ liệu camera để xác định vụ rò rỉ, tràn phát thải khí mê-tan và các vấn đề khác như bỏ quên mặc đồ bảo hộ lao động hoặc có dấu hiệu mệt mỏi hoặc sự đau đớn của người lao động theo thời gian thực bằng cách phân tích các đoạn phim video được ghi lại bằng camera gắn trên các giàn khoan. Trong khi đó, một số các công ty dầu mỏ khác lại sử dụng máy bay không người lái và AI để thường xuyên kiểm tra từ xa việc tài sản bị ăn mòn, nứt vỡ và các dấu hiệu hao mòn khác nhằm ngăn chặn những vấn đề nhỏ có thể trở thành những thất bại lớn.
Hiện đã có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng AI góp phần đảm bảo an toàn trong lĩnh vực dầu khí. Ví dụ, một trong những chuyên ngành tận dụng thuật toán AI để dự báo những sai sót thiết bị, điều này đã giúp công ty giảm 28% thời gian ngừng hoạt động và tiết kiệm hàng triệu đô-la chi phí bảo trì trong một năm, trong khi các các công ty khác đã sử dụng máy bay không người lái được hỗ trợ bởi AI để kiểm tra địa điểm nhằm theo dõi các thông số an toàn và phát hiện sự cố bất thường.
Ngoài ra, AI cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá thiệt hại và ưu tiên nỗ lực cứu hộ trong các thảm họa thiên nhiên như bão tố hoặc động đất. Trong số các chức năng khác thì máy bay không người lái được trang bị thuật toán AI có thể phân tích hình ảnh vệ tinh để xác định khu vực nào yêu cầu sự chú ý ngay lập tức. Cách tiếp cận này có thể giúp các đội cứu hộ cứu nạn phản ứng khẩn cấp cứu chữa mạng sống và giảm thiểu thiệt hại một cách hiệu quả hơn.
Các công ty năng lượng đạt được trung hòa carbon bằng sự trợ giúp của AI
Một điều rõ ràng là nhu cầu về năng lượng sạch với lượng carbon thấp đang tạo ra sự cấp bách cho tất cả các chuyên ngành năng lượng nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon và hướng tới các giải pháp đầu tư. Do đó, các công ty dầu khí đã đưa ra cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Để đáp ứng những cam kết này, AI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trợ giúp các công ty dầu khí cắt giảm lượng khí thải carbon của họ và tác động của nó có thể sẽ tăng lên hơn nữa trong năm 2024 khi mà những tiến bộ trong công nghệ AI cùng với việc nâng cao nhận thức về môi trường và các áp lực quy định, đều có khả năng thúc đẩy các công ty dầu khí áp dụng các giải pháp AI một cách rộng rãi hơn để giảm thiểu lượng khí thải carbon của họ. Việc áp dụng này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn đối với chính các công ty bởi vì việc giảm lượng khí thải CO₂ thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty dầu khí.
Cách tiếp cận chủ động này đã dẫn đến việc một số công ty dầu khí đã báo cáo việc sử dụng AI trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp họ cắt giảm lượng khí thải mê-tan tới mức 5%. Thông qua biện pháp giám sát nâng cao và các chiến lược bảo trì được hỗ trợ bởi AI, các dự báo của công ty dầu khí thậm chí còn cao hơn, với mức giảm đầy tham vọng tới 15% trong năm 2024. Thêm nữa, độ chính xác trong vận hành do AI tạo sinh đã nổi lên như một động lực quan trọng trong việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng và chất thải. Gần đây, một công ty dầu khí lớn đã báo cáo bằng việc triển khai AI cho việc tối ưu hóa hoạt động khoan thăm dò dầu khí giúp giảm đáng kể mức 10% chi phí sử dụng năng lượng và với kế hoạch đặt mục tiêu giảm thêm 5% nữa trong năm 2024 thông qua những hiểu biết sâu sắc do ứng dụng AI tạo sinh đưa vào các hoạt động khoan thăm dò dầu khí một cách hiệu quả. Những ví dụ thực tế này không chỉ minh chứng tức thì những tác động của AI mà còn cả ý nghĩa dự báo của nó trong việc thúc đẩy đáng kể cắt giảm phát thải CO₂ trong ngành dầu khí trong năm 2024.
Những thách thức và hạn chế – Vượt qua những rào cản trong việc ứng dụng AI
Mặc dù ngành công nghiệp dầu khí nhận thấy tiềm năng của AI song vẫn có những trở ngại trên con đường được ứng dụng hoàn toàn, điều này đã khiến ngành dầu khí thích ứng với AI chậm hơn so với các ngành khác.
Một trở ngại đáng kể nữa là sự chấp nhận gần đây trong ngành này đối với AI, do đó dẫn đến thiếu hụt lao động có tay nghề cao thành thạo trong việc tận dụng AI một cách có hiệu quả. Hệ thống cũ hiện còn có một trở ngại khác là chúng yêu cầu nâng cấp đáng kể để tích hợp liền mạch với nền tảng AI. Hơn nữa, sự phụ thuộc ngày càng tăng về AI và tự động hóa đều làm tăng mối quan ngại về an ninh mạng, do đó cần có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ cần thiết để bảo vệ tự động hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng tiềm ẩn song lại đòi hỏi phải có vốn đầu tư tài chính. Ngoài ra, cũng có những lo ngại khác về sự dịch chuyển công việc do AI dẫn đến sự thúc đẩy nhu cầu về một giải pháp toàn diện cho các thay đổi chương trình quản lý và đào tạo lại lực lượng lao động. Do vậy, cùng với chi phí ban đầu đáng kể cho việc triển khai AI thì những thách thức này đặt ra rào cản cho việc ứng dụng rộng rãi AI trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.
Kết luận -Mở đường hướng ra phía trước
Mặc dù có thể có những lo ngại về tác động của AI đối với ngành dầu mỏ và công nghiệp khí đốt song thực tế AI cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Các công ty dầu khí có thể nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng cường an toàn bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ nguy hiểm hoặc tốn thời gian cho con người thực hiện. Để vượt qua những thách thức này, sự hợp tác cần có sự nỗ lực từ các bên liên quan khác nhau trong ngành dầu khí ngành công nghiệp. Các công ty dầu khí phải đầu tư vào chất lượng và tích hợp dữ liệu, tạo cơ hội đào tạo và phát triển cho nhân viên, và làm việc với các nhà cung cấp công nghệ và cơ quan quản lý để giải quyết các mối quan tâm về quy định và đạo đức của AI. Hơn nữa, các công ty dầu khí cũng cần phải cởi mở để thay đổi và áp dụng văn hóa đổi mới để nhận thức đầy đủ lợi ích của giải pháp AI đem lại trong ngành dầu khí./.