Bộ Công Thương: Lấy ý kiến Hồ sơ Dự thảo Nghị định thay đổi Nghị định về các biện pháp phòng vệ thương mại

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2024 của Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại được giao chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể hóa các nguyên tắc của WTO về phòng vệ thương mại được nội luật hóa trong Luật Quản lý ngoại thương nhằm thiết lập hành lang pháp lý cho việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại

Sau gần 07 năm thực thi Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã rà soát và nhận thấy còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

(i) Một số quy định tại Nghị định số 10/2018/NĐ-CP chưa hoàn toàn tương thích với các quy định của Luật Quản lý ngoại thương và quy định của WTO;

(ii) Kết cấu của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP đối với cả 03 biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) chưa hoàn toàn phù hợp;

(ii) Phòng vệ thương mại là lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam nên quy định tại Nghị định số 10/2018/NĐ-CP chưa bao quát được toàn bộ các tình huống phát sinh trên thực tế, đặc biệt là vấn đề chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.

Những hạn chế, bất cập của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP đã gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của việc điều tra, áp dụng hoặc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời gian qua.

Do đó, cần ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP nhằm thống nhất các quy định trong các văn bản pháp luật phòng vệ thương mại, sửa đổi các quy định chưa hợp lý, bổ sung các quy định còn thiếu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại và tạo thuận lợi cho quá trình thực thi.

Mục đích xây dựng Nghị định nhằm nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ động tham gia hội nhập quốc tế về kinh tế. Đồng thời, bảo đảm sự đầy đủ, toàn diện, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại, tạo thuận lợi trong áp dụng pháp luật, khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành hữu quan luôn quán triệt những quan điểm xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP trên cơ sở các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

(i) Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quản lý ngoại thương.

(ii) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật hiện hành như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; các quy định về hải quan và quy tắc xuất xứ hiện hành; bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(iii) Bảo đảm tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản Nghị định theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản hướng dẫn, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng, ban hành Nghị định;

(iv) Kế thừa những kết quả đạt được, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.

(v) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và các điều ước quốc tế về phòng vệ thương mại mà Việt Nam là thành viên.

Cụ thể:

- Tờ trình về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, chi tiết xem tại đây.

- Dự thảo 02 Nghị định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, xem tại đây.

- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, xem tại đây.

- Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, xem tại đây.

Mọi ý kiến đóng góp gửi về: Phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chuyên viên phụ trách: Hoàng Thị Quỳnh Anh; Điện thoại: 0936.563.437; Thư điện tử: AnhHtqu@moit.gov.vn; Anpk@moit.gov.vn.

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/bo-cong-thuong--lay-y-kien-ho-so-du-thao-nghi-dinh-thay-doi-nghi-dinh-ve-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai-122126.htm