Bố đẻ ốm, vợ muốn đón về chăm nhưng chồng cấm cửa, song màn nổi dậy mạnh hơn bão của cô khiến anh phải lập tức 'chỉnh' lại thái độ
'Cuối tháng trước, bố em bị ốm phải nằm viện 1 tuần. Trong thời gian ông ở viện, chồng em không hề vào thăm, trong khi bệnh viện cách nhà em chưa đầy 5 cây số', người vợ kể.
Thất vọng khi chồng đối xử thiếu công bằng với nhà ngoại, một người vợ trẻ đã lên mạng xã hội tâm sự.
Chuyện nhà cô như sau: "Căn nhà vợ chồng em đang ở là tài sản trước hôn nhân của chồng. Nghe mẹ chồng em kể là trước chồng em đi làm được 3 năm, tích cóp được hơn 300 trăm triệu, ông bà cho thêm hơn tỷ để mua căn hộ. Thế mà sau này lấy nhau, anh ấy lúc nào cũng vỗ ngực tự đắc rằng bản thân mình giỏi giang, tự thân mua được nhà khi chưa đầy 30 tuổi. Biết tính chồng sĩ diện hão, em cũng mặc kệ.
Bài chia sẻ của người vợ
Công việc của em khá ổn, thu nhập nhiều hơn chồng nhưng vì nhà là của anh ấy nên lúc nào cũng bị coi như người ăn bám, sống dựa hơi chồng. Mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn là anh lại giở giọng rằng em may lấy được anh ấy mới đổi đời từ nhà quê tay trắng có nhà rộng cửa cao ở. Vậy nên nếu em không biết điều đừng trách anh tống cổ khỏi cửa.
Đặc biệt trong cách ứng xử với gia đình nhà ngoại, chồng em phân biệt đối xử ra mặt. Mỗi khi bố mẹ anh ấy đến hoặc họ hàng bên nội tới chơi là anh yêu cầu vợ phải cơm nước đón tiếp linh đình. Ngược lại với nhà ngoại chồng em lại dửng dưng. Bố mẹ vợ mà tới chơi là anh khó chịu vì ông bà làm nông, không có lương nên chồng em mặc định suy nghĩ, ông bà lên chơi là để xin tiền con gái hoặc em sẽ giấu tiền của đưa về ngoại.
Cuối tháng trước bố em bị ốm phải nằm viện 1 tuần. Trong thời gian ông ở viện chồng em không hề vào thăm, trong khi bệnh viện cách nhà em chưa đầy 5km. Sau vài ngày, thấy bệnh của bố đỡ hơn, em xin bác sỹ cho ông xuất viện điều trị ngoại trú và bàn với chồng đón ông về chăm. Không ngờ chồng em bảo: 'Nhà tôi mua không phải để cho bố mẹ vợ ở. Hơn nữa nhà tôi không phải cái chợ mà cô thích đưa ai đến thì đưa'.
Thái độ của chồng làm em nản hẳn, không đôi co nhiều, em lập tức về phòng thu dọn quần áo xách vali đi. Vợ ra tới cửa, chồng em quát hỏi em định làm gì, em thẳng thừng đáp: 'Tôi đi thuê khách sạn để bố con tôi ở. Như anh nói đó, nhà này của anh, tôi không liên quan thì dọn đi thôi. Đợi vài ngày nữa lo cho bố ổn hơn, tôi sẽ quay về ký đơn'.
Nói xong, em bắt taxi đi thẳng, thuê khách sạn đón bố tới ở đúng như những gì đã nói. Liền lúc em rút 20 triệu trả tiền phòng, vì chồng em đăng ký tin nhắn banking, vợ rút bao nhiêu tiền trong tài khoản anh đều biết. Ngay lập tức anh ấy gọi hỏi em làm gì mà rút lắm tiền thế. Giọng em lạnh tanh đáp lại: 'Tôi ghi rõ nội dung chuyển khoản là trả phòng khách sạn rồi còn gì nữa. Hơn nữa tiền trong tài khoản phần lớn là của tôi, tôi chi tiêu thế nào anh không có quyền quản lý, hạch sách'.
Em nói ngắn gọn rồi cúp máy. Chắc đêm anh ấy suy nghĩ thế nào sáng sớm hôm sau đã thấy nhắn tin: 'Vợ đừng giận chồng nữa. Anh biết mình sai rồi. Em nhắn địa chỉ để anh qua đón bố về nhà mình, nhà cửa có đừng để bố ở ngoài như vậy'.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên em quyết làm căng cho chồng hiểu em hoàn toàn có thể tự chủ, độc lập trong cuộc sống. Không phải rời nhà anh ấy ra là em không có chỗ ở hay không thể sống nổi. Em với bố ở khách sạn gần chục ngày, không hôm nào chồng em không tới tìm, năn nỉ vợ về nhà. Mãi sau em mới chấp nhận".
Điều phụ nữ mong mỏi nhất khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân chính được chồng thấu hiểu, tôn trọng. Đặc biệt các anh biết quan tâm tới nhà ngoại thì chắc chắn mọi người vợ sẽ đều dốc lòng chăm lo cho gia đình bên nội. Ngược lại nếu chồng ăn ở không công bằng cũng đừng mong vợ tận tâm với mình bởi tuy phụ nữ luôn sẵn sàng hi sinh và giàu lòng bao dung nhưng mọi thứ đều có giới hạn. Do vậy đàn ông đừng bao giờ thách thức sức chịu đựng của vợ mình.