Bộ đôi ngôi sao hành tinh cũng theo trend... 'xa mặt cách lòng'
Ngôi sao quá nhanh, hành tinh quá xa, cho đến nay hệ thống này khiến giới thiên văn học đầy bở ngỡ.
Theo đó, HIP 65426 rất kỳ lạ. Nó là ngôi sao quay với tốc độ gấp 150 lần tốc độ quay của Mặt trời và mặc dù tuổi đời còn trẻ (14 triệu năm), nó cũng không có vành đĩa như các ngôi sao điển hình khác.
Quan trọng hơn, sao này còn có một “bạn đồng hành” là hành tinh khí khổng lồ tồn tại cách xa 100 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Đây là một cơ chế hình thành ngôi sao- hành tinh khá là kỳ quặc.
Các nhà nghiên cứu của Viện Thiên văn học Max Planck đã trực tiếp chụp ảnh hành tinh bằng cách sử dụng thiết bị Exoplanet REsearch (SPHERE) có độ tương phản cao, làm mờ ánh sáng từ ngôi sao chủ để thu ánh sáng phản xạ từ hành tinh này.
Đây là vật thể đầu tiên được phát hiện bởi công cụ này và hiện là hành tinh duy nhất được phát hiện nằm khá xa hệ thống sao chủ.
Hành tinh xa xôi này vẫn ấm với nhiệt độ ước tính 2.400 độ F (1.300 độ C). Có khối lượng từ 6 đến 12 lần khối lượng sao Mộc.
Một kịch bản đề ra là lúc đầu, hành tinh này và sao chủ HIP 65426 có thể ở rất gần nhau chung một hệ thống. Tuy nhiên, có một hành tinh nào gần đó với lực mạnh hơn đã bắn sao chủ HIP 65426 ra ngoài tới 100 AU, vì thế khoảng cách giữa sao chủ và hành tinh đồng hành xa vời đến như vậy.