Bộ phận này của con gà bằng 'ba vị thuốc': Là 'cao thủ' bơm máu, lại bổ thận, khỏe sinh lý, tuy nhiên cần làm sạch cho đúng trước khi ăn

Tận dụng mề gà đúng cách có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày, giảm thiếu máu.

Trong cơ thể con gà, ngoài phần thịt nạc còn có 1 bộ phận cực kỳ bổ dưỡng đó là: Mề gà.

Mề gà thực chất chính là phần dạ dày của gà, nhiệm vụ của nó là nghiền nát thức ăn. Y học Trung Quốc có câu: "Một mề gà bằng 3 vị thuốc", nhằm phần nào khẳng định lợi ích khi tiêu thụ mề gà đúng cách.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mề gà có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp lượng protein và axit amin dồi dào, hơn nữa nó còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao... rất có lợi cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, phần mề gà cũng giống như bao bộ phận khác của gà như thịt, xương... đều có thể chế biến thành các món ăn/bài thuốc. Tận dụng mề gà đúng cách có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày, giảm thiếu máu...

Mề gà là "thuốc quý" có tác dụng giảm thiếu máu, cải thiện thị lực

1. Mề gà giúp phòng ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt

Mề gà cũng là một trong những loại nội tạng nên rất giàu sắt, đặc biệt là heme. Đây là một loại chất sắt mà cơ thể rất dễ hấp thụ, việc ăn mề gà có tác dụng điều chỉnh, ngăn ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt.

2. Cải thiện thị lực

Mề gà chứa một lượng lớn vitamin A, đây là khoáng chất cần thiết để tạo nên chất cảm quang võng mạc, ăn mề gà có tác dụng cải thiện thị lực, nhất là giảm mệt mỏi thị giác.

3. Bổ tỳ vị, khỏe dạ dày

Trong mề gà có chứa các axit amin keratin, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, giúp ích cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Lớp màng của mề gà được xem là vị thuốc rất tốt cho tì vị (tiêu hóa), hiệu quả trong điều trị chứng tích thực (thức ăn tích tụ, khó tiêu). Mề gà nếu nấu cùng táo gai và mạch nha có tác dụng chữa chứng khó tiêu, chán ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

4. Bổ sinh lý cho nam và nữ

Mề gà nấu cùng tinh hoàn gà, hoa lý, hành ngò, tiêu, gừng... đem xào, nêm gia vị vừa ăn sẽ có công dụng kiện tỳ dưỡng tâm ích thận dễ ngủ, bổ khí huyết, cố tinh, khỏe người.

5. Cải thiện khả năng miễn dịch

Vitamin A trong mề gà có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức khỏe thể chất đối với những người sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

6. Bổ thận

Mề gà có tác dụng rất tích cực và rõ ràng đối với thận của con người, nó có thể cải thiện chức năng thận của con người và ngăn ngừa rối loạn chức năng thận. Nó có tác dụng điều hòa và ngăn ngừa nhất định các triệu chứng bất lợi do rối loạn chức năng thận hoặc thiếu thận. Trong các sách cổ Trung Quốc có ghi chép, màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi, điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi.

Lưu ý quan trọng khi ăn mề gà

Mề gà tuy giòn ngọt, có lợi cho sức khỏe tuy nhiên nó là bộ phận làm nhiệm vụ xay nhuyễn thức ăn để ruột tiêu hóa. Do đó, mề gà là bộ phận dễ tích tụ cặn bã, vi khuẩn, vi rút từ gà... do đó nếu muốn tiêu thụ mề gà thì bạn cần làm sạch mề gà trước tiên. Nếu không làm sạch mề gà mà tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách làm sạch mề gà như sau: Moi sạch phân từ mề gà, dùng dao cạo sạch. Bóp với muối trắng và rửa lại với nước thật nhiều lần; bạn cũng có thể sử dụng giấm trắng để xoa và bóp sạch mề gà; hoặc bạn có thể dùng một ít nước cốt chanh hoặc nước ép khế rửa sạch mề. Nấu thật chín mề gà trước khi sử dụng.

Bệnh nhân gút cần kiêng ăn nội tạng gà vì thành phần có purin sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Theo Báo Tổ quốc

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-phan-nay-cua-con-ga-bang-ba-vi-thuoc-la-cao-thu-bom-mau-lai-bo-than-khoe-sinh-ly-tuy-nhien-can-lam-sach-cho-dung-truoc-khi-an/20231020092019507