Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ gây sốc khi đề xuất từ bỏ tình trạng trung lập quân sự

Tình trạng trung lập quân sự của Thụy Sĩ được thiết lập từ năm 1515 có thể thay đổi nếu nước này tham gia các liên minh phòng thủ toàn cầu.

Đối diện tình hình địa chính trị phức tạp và nhận thấy những nguy cơ hiện hữu, Thụy Sĩ có thể phải tham gia các liên minh phòng thủ toàn cầu, tức là từ bỏ tình trạng trung lập quân sự lâu đời của mình.

Đối diện tình hình địa chính trị phức tạp và nhận thấy những nguy cơ hiện hữu, Thụy Sĩ có thể phải tham gia các liên minh phòng thủ toàn cầu, tức là từ bỏ tình trạng trung lập quân sự lâu đời của mình.

Theo nhận xét, tính trung lập tuyệt đối của Thụy Sĩ hóa ra không phải là điều bất biến, bằng chứng là một văn bản khuyến nghị từ Ủy ban nghiên cứu về an ninh trực thuộc Bộ Quốc phòng nước này vừa được đăng tải.

Theo nhận xét, tính trung lập tuyệt đối của Thụy Sĩ hóa ra không phải là điều bất biến, bằng chứng là một văn bản khuyến nghị từ Ủy ban nghiên cứu về an ninh trực thuộc Bộ Quốc phòng nước này vừa được đăng tải.

Văn bản trên đưa ra một loạt khuyến nghị mà Thụy Sĩ có thể thực hiện trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đi kèm việc từ bỏ tình trạng trung lập quân sự được tuyên bố vào năm 1515, từ đó cho phép họ tham gia vào các liên minh phòng thủ.

Văn bản trên đưa ra một loạt khuyến nghị mà Thụy Sĩ có thể thực hiện trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đi kèm việc từ bỏ tình trạng trung lập quân sự được tuyên bố vào năm 1515, từ đó cho phép họ tham gia vào các liên minh phòng thủ.

Báo cáo dài 68 trang của Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ được trình bày vào ngày 29/8 và đăng tải trên trang web chính thức của chính phủ. Giới phân tích cho rằng văn bản trên có liên quan đến tình hình an ninh tại châu Âu thay đổi chóng mặt, đặc biệt là cuộc xung đột Ukraine.

Báo cáo dài 68 trang của Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ được trình bày vào ngày 29/8 và đăng tải trên trang web chính thức của chính phủ. Giới phân tích cho rằng văn bản trên có liên quan đến tình hình an ninh tại châu Âu thay đổi chóng mặt, đặc biệt là cuộc xung đột Ukraine.

Chính quyền Thụy Sĩ lo ngại nguy cơ quân sự từ Liên bang Nga sau những gì Moskva thực hiện tại Ukraine, ngoài ra họ đặc biệt cảnh giác viễn cảnh đối đầu giữa Nga và NATO dẫn tới kịch bản xung đột hạt nhân.

Chính quyền Thụy Sĩ lo ngại nguy cơ quân sự từ Liên bang Nga sau những gì Moskva thực hiện tại Ukraine, ngoài ra họ đặc biệt cảnh giác viễn cảnh đối đầu giữa Nga và NATO dẫn tới kịch bản xung đột hạt nhân.

Không chỉ có vậy, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách một cường quốc quân sự - kinh tế mới nổi cũng khiến Thụy Sĩ không thể bỏ qua, đặc biệt khi Bắc Kinh đang tiến vào châu Âu thông qua cửa ngõ Balkan.

Không chỉ có vậy, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách một cường quốc quân sự - kinh tế mới nổi cũng khiến Thụy Sĩ không thể bỏ qua, đặc biệt khi Bắc Kinh đang tiến vào châu Âu thông qua cửa ngõ Balkan.

Giới chức quốc phòng Thụy Sĩ nhận xét, họ có nguy cơ bị cuốn vào Chiến tranh thế giới thứ ba, trong đó giai đoạn mang tới mối đe dọa cao nhất diễn ra trong giai đoạn từ năm 2028 đến năm 2033.

Giới chức quốc phòng Thụy Sĩ nhận xét, họ có nguy cơ bị cuốn vào Chiến tranh thế giới thứ ba, trong đó giai đoạn mang tới mối đe dọa cao nhất diễn ra trong giai đoạn từ năm 2028 đến năm 2033.

Thụy Sĩ là một trung tâm tài chính và hậu cần quan trọng của phương Tây nên họ có thể trở thành mục tiêu hứng chịu các cuộc tấn công từ bên ngoài, và quan trọng nhất, như báo cáo nêu bật: “Thụy Sĩ không nên đứng ngoài hệ thống phòng thủ của châu Âu”.

Thụy Sĩ là một trung tâm tài chính và hậu cần quan trọng của phương Tây nên họ có thể trở thành mục tiêu hứng chịu các cuộc tấn công từ bên ngoài, và quan trọng nhất, như báo cáo nêu bật: “Thụy Sĩ không nên đứng ngoài hệ thống phòng thủ của châu Âu”.

Đó là lý do tại sao Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ khuyến nghị giới lãnh đạo nước này nên tăng cường hợp tác quân sự với EU và NATO, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo.

Đó là lý do tại sao Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ khuyến nghị giới lãnh đạo nước này nên tăng cường hợp tác quân sự với EU và NATO, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo.

Hiện tại chương trình phòng không và phòng thủ tên lửa toàn châu Âu mang tên Sky Shield đã được hình thành với hạt nhân là tổ hợp Arrow-3 của Mỹ - Israel, sẽ đảm bảo an ninh cho EU trước nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài.

Hiện tại chương trình phòng không và phòng thủ tên lửa toàn châu Âu mang tên Sky Shield đã được hình thành với hạt nhân là tổ hợp Arrow-3 của Mỹ - Israel, sẽ đảm bảo an ninh cho EU trước nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài.

Nếu quyết định tham gia chương trình này đồng nghĩa với việc Thụy Sĩ sẽ nằm trong một liên minh phòng thủ, khi đó hệ thống quản lý chung, với trung tâm chỉ huy sẽ cao hơn quyền lãnh đạo của Quân đội Thụy Sĩ, tức là không còn tình trạng trung lập.

Nếu quyết định tham gia chương trình này đồng nghĩa với việc Thụy Sĩ sẽ nằm trong một liên minh phòng thủ, khi đó hệ thống quản lý chung, với trung tâm chỉ huy sẽ cao hơn quyền lãnh đạo của Quân đội Thụy Sĩ, tức là không còn tình trạng trung lập.

Thụy Sĩ rõ ràng không thể tự mình tạo ra hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo đủ tin cậy khi tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính chưa cho phép, họ chỉ có thể được đảm bảo an ninh khi từ bỏ quy chế trung lập lâu đời.

Thụy Sĩ rõ ràng không thể tự mình tạo ra hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo đủ tin cậy khi tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính chưa cho phép, họ chỉ có thể được đảm bảo an ninh khi từ bỏ quy chế trung lập lâu đời.

Như một bước đi "dọn đường" đã có khuyến nghị về việc bãi bỏ lệnh cấm tái xuất khẩu vũ khí, bởi sẽ dẫn đến thất thoát vốn và kìm hãm cơ hội phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như hội nhập chặt chẽ hơn vào hệ thống chung của phương Tây.

Như một bước đi "dọn đường" đã có khuyến nghị về việc bãi bỏ lệnh cấm tái xuất khẩu vũ khí, bởi sẽ dẫn đến thất thoát vốn và kìm hãm cơ hội phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như hội nhập chặt chẽ hơn vào hệ thống chung của phương Tây.

Nhưng cần nhấn mạnh, đây vẫn chỉ là những khuyến nghị được Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đưa ra, vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước mới có thể biến ý tưởng trên thành hiện thực.

Nhưng cần nhấn mạnh, đây vẫn chỉ là những khuyến nghị được Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ đưa ra, vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước mới có thể biến ý tưởng trên thành hiện thực.

Một bước đi quan trọng như vậy sẽ yêu cầu trải qua những vòng bỏ phiếu đầy căng thẳng, thậm chí cần được thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý, tức là quy chế trung lập của Thụy Sĩ chưa thể bị thay đổi trong tương lai gần.

Một bước đi quan trọng như vậy sẽ yêu cầu trải qua những vòng bỏ phiếu đầy căng thẳng, thậm chí cần được thông qua bởi một cuộc trưng cầu dân ý, tức là quy chế trung lập của Thụy Sĩ chưa thể bị thay đổi trong tương lai gần.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bo-quoc-phong-thuy-si-gay-soc-khi-de-xuat-tu-bo-tinh-trang-trung-lap-quan-su-post587966.antd