Bổ sung thêm đối tượng được xác định là doanh nghiệp quốc phòng an ninh

Dự thảo Nghị định về doanh nghiệp (DN) quốc phòng an ninh (QPAN) bổ sung thêm đối tượng DN được xác định là DN QPAN bao gồm công ty TNHH MTV là công ty con của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là DN QPAN.

Sắp xếp giảm 50% doanh nghiệp quốc phòng an ninh từ nay đến năm 2025 Khẩn trương xây dựng phương án tái cơ cấu các DN quốc phòng Miễn tiền thuê đất cho doanh nghiệp quốc phòng an ninh

Dự thảo nghị định về DN quốc phòng an ninh (QPAN) bổ sung thêm đối tượng DN được xác định là DN QPAN bao gồm công ty TNHH MTV là công ty con của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là DN QPAN theo các quy định của các giai đoạn trước.

Đây là một trong những nội dung mới được bổ sung tại dự thảo nghị định quy định tổ chức quản lý và hoạt động của DN phục vụ quốc phòng an ninh và DN kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh và công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố để lấy ý kiến.

Chính sách nhất quán, không xung đột với Luật Doanh nghiệp

So với nội dung Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, dự thảo Nghị định trên có một số nội dung mới.

Cụ thể, dự thảo nghị định bổ sung thêm đối tượng DN được xác định là DN quốc phòng an ninh bao gồm công ty TNHH MTV là công ty con của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là DN quốc phòng an ninh theo các quy định của các giai đoạn trước.

Ngoài ra, dự thảo nghị định bổ sung quy định về DN kết hợp kinh tế với QPAN khi đáp ứng các điều kiện: Là DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp; do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN; được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất; tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng để đảm bảo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, phù hợp với quy định của pháp luật.

DN được xác định là DN quốc phòng an ninh bao gồm công ty TNHH MTV là công ty con của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã từng được công nhận, công nhận lại là DN quốc phòng an ninh theo các quy định của các giai đoạn trước.

Đối với DN kết hợp kinh tế với quốc phòng quy định tại dự thảo nghị định, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ thực hiện quyền của cổ đông/thành viên góp vốn tại DN. Do vậy, các chính sách quy định cho DN kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được rà soát, xây dựng đảm bảo không xung đột với nguyên tắc nhất quán của Luật Doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của DN; không tác động đến lợi ích/thiệt hại của cổ đông Nhà nước, cũng như cổ đông ngoài Nhà nước tại DN.

Căn cứ nguyên tắc trên, để xử lý các chi phí đặc thù của DN kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh khi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cử người đại diện phần vốn nhà nước tại DN và người lao động tại DN là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an, dự thảo nghị định quy định DN được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và được xác định là chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập DN các khoản chi phí gồm: quân trang cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan, công nhân công an; các khoản chi phí trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi ra quân, xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành.

Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quốc phòng an ninh

Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện tách bạch giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thông thường và nhiệm vụ quốc phòng an ninh do Bộ Quốc phòng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho DN, dự thảo nghị định quy định “Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho DN kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính”.

Về nội dung công bố thông tin đối với DNNN, DN trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và DN kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là DNNN, dự thảo nghị định quy định điều chỉnh nội dung tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47 như sau: “Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31/7 hàng năm”.

Đối với DNNN là DN trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và DN kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, dự thảo nghị định quy định DN có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 13 nghị định này và Nghị dinh số 47/2021/NĐ-CP; cập nhật các mẫu biểu điện tử trên Cổng thông tin DN (http://www.business.gov.vn) các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề trước ngày 30/6 hằng năm gồm: vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, nợ phải trả, lỗ, thuế và các khoản đã nộp Nhà nước, đầu tư tài chính, tổng số lao động, tổng quỹ lương./.

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/bo-sung-them-doi-tuong-duoc-xac-dinh-la-doanh-nghiep-quoc-phong-an-ninh-99808.html