Bộ sưu tập gốm Bát Tràng hàng trăm năm tuổi

Trưng bày chuyên đề 'Gốm cổ Bát Tràng' giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Công chúng trong nước và bạn bè quốc tế có dịp thưởng thức bộ sưu tập gốm cổ Bát Tràng phong phú, có giá trị mỹ thuật cao, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề Gốm cổ Bát Tràng nhân dịp ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Trưng bày giới thiệu những tư liệu, hình ảnh tới công chúng qua bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội, cho biết: "Trưng bày chuyên đề Gốm cổ Bát Tràng với 29 hiện vật đặc sắc với mục đích giúp công chúng trong và ngoài nước có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hiện vật có giá trị văn hóa nghệ thuật trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam".

Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề Gốm cổ Bát Tràng nhân dịp ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Trưng bày giới thiệu những tư liệu, hình ảnh tới công chúng qua bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội, cho biết: "Trưng bày chuyên đề Gốm cổ Bát Tràng với 29 hiện vật đặc sắc với mục đích giúp công chúng trong và ngoài nước có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hiện vật có giá trị văn hóa nghệ thuật trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam".

Đến với trưng bày, du khách có cơ hội được thưởng lãm bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao. Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Á chia sẻ: "Với truyền thống lịch sử lâu dài, gốm Bát Tràng như mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa Việt. Gốm là sản phẩm kết tinh từ tư duy của các nghệ nhân sắc sảo, đạt đến đỉnh cao. Chính nền tảng sâu xa của lịch sử đã tạo nên giá trị Bát Tràng trong thời đại xã hội ngày nay".

Đến với trưng bày, du khách có cơ hội được thưởng lãm bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao. Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Á chia sẻ: "Với truyền thống lịch sử lâu dài, gốm Bát Tràng như mạch ngầm trong dòng chảy văn hóa Việt. Gốm là sản phẩm kết tinh từ tư duy của các nghệ nhân sắc sảo, đạt đến đỉnh cao. Chính nền tảng sâu xa của lịch sử đã tạo nên giá trị Bát Tràng trong thời đại xã hội ngày nay".

Gốm cổ truyền Việt Nam xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long và trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun… cách đây hàng ngàn năm. Đến thời Lý - Trần, nghề gốm Việt Nam đã phát triển vượt bậc.

Gốm cổ truyền Việt Nam xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long và trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun… cách đây hàng ngàn năm. Đến thời Lý - Trần, nghề gốm Việt Nam đã phát triển vượt bậc.

Có lịch sử lâu đời và là một dòng chảy riêng biệt, hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc, đồ gốm Bát Tràng trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu, hiếu cổ say mê và dành nhiều thời gian, tâm sức để nghiên cứu, sưu tầm.

Có lịch sử lâu đời và là một dòng chảy riêng biệt, hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc, đồ gốm Bát Tràng trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu, hiếu cổ say mê và dành nhiều thời gian, tâm sức để nghiên cứu, sưu tầm.

 Nội dung trưng bày gồm 4 phần gắn với những giai đoạn Lịch sử hình thành, Gốm Bát Tràng thế kỷ 14, Gốm Bát Tràng thế kỷ 15-18 và Gốm Bát Tràng thế kỷ 19-20.

Nội dung trưng bày gồm 4 phần gắn với những giai đoạn Lịch sử hình thành, Gốm Bát Tràng thế kỷ 14, Gốm Bát Tràng thế kỷ 15-18 và Gốm Bát Tràng thế kỷ 19-20.

Đĩa hoa lam ra đời vào thế kỷ 14.

Đĩa hoa lam ra đời vào thế kỷ 14.

Bát hoa lam vẽ rồng, phượng và cúc thế kỷ 15. Gốm Bát Tràng thế kỷ 15 bao gồm bộ sưu tập bát, đĩa, âu gốm men trắng, men ngọc... Đặc điểm nổi bật của gốm Bát Tràng là tráng men trắng ngà hoa xanh rêu, có sự giao thoa của các nền văn hóa Ðông - Tây.

Bát hoa lam vẽ rồng, phượng và cúc thế kỷ 15. Gốm Bát Tràng thế kỷ 15 bao gồm bộ sưu tập bát, đĩa, âu gốm men trắng, men ngọc... Đặc điểm nổi bật của gốm Bát Tràng là tráng men trắng ngà hoa xanh rêu, có sự giao thoa của các nền văn hóa Ðông - Tây.

Các mảnh gốm tìm được trong địa tầng hố khai quật di chỉ Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) năm 2003.

Các mảnh gốm tìm được trong địa tầng hố khai quật di chỉ Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) năm 2003.

Thạp hoa nâu và phần dưới chân đèn hoa nâu thế kỷ 14.

Thạp hoa nâu và phần dưới chân đèn hoa nâu thế kỷ 14.

Lư hương men trắng ngà và xanh rêu (trái) và Lư hương đắp nổi hình rồng thế kỷ 17. Từ thế kỷ 15 đến 18 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành những kiệt tác nghệ thuật.

Lư hương men trắng ngà và xanh rêu (trái) và Lư hương đắp nổi hình rồng thế kỷ 17. Từ thế kỷ 15 đến 18 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành những kiệt tác nghệ thuật.

Cặp chân đèn men rạn trang trí hình rồng tứ linh, ở giữa là đỉnh men rạn trang trí hình rồng, nghê, hổ phù. Từ thế kỷ 18, những biến động lịch sử của quốc tế và trong nước khiến các trung tâm sản xuất gốm xuất khẩu ở Việt Nam dần lụi tàn. Gốm Bát Tràng ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng vẫn duy trì được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và đồ kiến trúc rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội.

Cặp chân đèn men rạn trang trí hình rồng tứ linh, ở giữa là đỉnh men rạn trang trí hình rồng, nghê, hổ phù. Từ thế kỷ 18, những biến động lịch sử của quốc tế và trong nước khiến các trung tâm sản xuất gốm xuất khẩu ở Việt Nam dần lụi tàn. Gốm Bát Tràng ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng vẫn duy trì được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và đồ kiến trúc rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội.

Đồ gốm từ làng xã đến cung đình, từ đồ thờ cúng dân gian đến cống phẩm ngoại giao đều xuất hiện tại trưng bày.

Đồ gốm từ làng xã đến cung đình, từ đồ thờ cúng dân gian đến cống phẩm ngoại giao đều xuất hiện tại trưng bày.

Trưng bày Gốm cổ Bát Tràng diễn ra từ 18/5 đến hết tháng 9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trưng bày Gốm cổ Bát Tràng diễn ra từ 18/5 đến hết tháng 9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Thúy Diệu

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/bo-suu-tap-gom-bat-trang-hang-tram-nam-tuoi-post1535543.tpo