'Bồ tát giữa đời'
Nhắc đến hòa thượng Thích Huệ Đăng (trụ trì chùa Thanh Quang - Đà Lạt), nhiều người rất kính trọng và nể phục. Hòa thượng là nhà khoa học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất viên ngậm sâm Ngọc Linh. Với trí tuệ và trái tim nhân hậu, nhiều người gọi vị chư tăng này là 'Bồ tát giữa đời'!
Một hòa thượng làm nhà khoa học thì nghe thật lạ và càng ngỡ ngàng hơn khi biết được rằng hòa thượng Thích Huệ Đăng còn là chủ của Công ty Sâm Ngọc Linh Việt Nam với một nhà máy nuôi cấy, chiết xuất sinh khối và sản xuất viên ngậm sâm Ngọc Linh gồm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại tại Đà Lạt.
Để có một công trình như vậy, hòa thượng Thích Huệ Đăng cùng các đệ tử đã phải trải qua nhiều thử thách, vất vả. Hòa thượng không được trang bị những kiến thức khoa học, cũng không có những công cụ kỹ thuật hiện đại hỗ trợ để nghiên cứu, không có đội ngũ nhân công, không kinh phí..., mà chỉ có sự quyết tâm và tấm lòng nhân hậu dành cho người bệnh nghèo.
Sâm Ngọc Linh nổi tiếng quý hiếm và rất đắt. Người giàu có thể tiếp cận chứ người nghèo không dám nghĩ tới. Cho nên từ nhiều năm trước, hòa thượng đã phát tâm nguyện tìm kiếm và nhân rộng cây sâm Ngọc Linh, trước tiên là ở Đà Lạt, để nhiều người bệnh có cơ hội được dùng.
Năm 2008, khi biết đến sâm Ngọc Linh và chứng kiến những công dụng kỳ diệu của loài sâm này, hòa thượng Thích Huệ Đăng đã quyết tâm cùng các đệ tử đi vào núi Ngọc Linh đưa cây sâm quý về Đà Lạt. Thời gian đó, đã mấy lần hòa thượng lặn lội từ Đà Lạt lên núi Ngọc Linh (Quảng Nam) để tìm sâm, vô cùng gian nan, vất vả, có lúc ngất xỉu trên đường.
Năm 2009, hòa thượng tìm được mấy chục cây sâm đem về Đà Lạt và bắt đầu nghiên cứu, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Mặc dù chưa qua bất cứ trường lớp đào tạo nào, nhưng với trí tuệ sáng suốt, tấm lòng chân thật và tình thương, hòa thượng đã nghiên cứu và nhân giống thành công sâm Ngọc Linh.
Hòa thượng Thích Huệ Đăng tâm niệm: “Hành đạo mà chẳng giúp gì được cho đời thì vô nghĩa. Hành đạo không thể xa rời thực tế. Đạo Phật là từ chân tâm của con người phát ra. Bởi vậy, muốn hiện thực được đạo thì phải từ nơi con người tự chứng...”. Với tâm hướng tu tập như thế, vị hòa thượng ngoài 80 tuổi vẫn hằng ngày cùng đệ tử sản xuất sâm Ngọc Linh sau những giờ tu tập, vẫn đau đáu chuyện giúp cộng đồng, những người đang chống chọi với bệnh ung thư, tiểu đường, gan... được tiếp cận viên sâm để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Hòa thượng Thích Huệ Đăng nói rằng, thầy luôn tâm niệm sức khỏe là tài sản quý giá nhất của đời người. Vì vậy hòa thượng sản xuất viên sâm với tâm nguyện cống hiến cho cộng đồng một sản phẩm nguyên chất của sâm Ngọc Linh - một loại cây quốc bảo của Việt Nam, giúp nhiều người có được sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh.
Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Bằng sáng chế độc quyền cho “Quy trình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô” vào tháng 10/2012; Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1731 ngày 15/5/2018 cho “Quy trình sản xuất sản phẩm chiết xuất sinh khối Sâm Ngọc Linh và sản phẩm thu được từ quy trình này”.
Suốt những năm qua, những viên sâm của công ty sản xuất ra một phần là để biếu tặng cho người nghèo, người bệnh; một phần các đệ tử bán ra thị trường để lấy vốn đầu tư tái sản xuất.
Hòa thượng hoan hỉ chia sẻ rằng: Đầu năm 2020, nhà máy sản xuất viên sâm Ngọc Linh đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GMP. Hiện tại, viên sâm đang được sản xuất theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chiết xuất từ sinh khối sâm Ngọc Linh, được Cục An toàn Thực phẩm cấp giấy tiếp nhận đăng ký. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng saponin có hoạt tính sinh học như MR2, Rg1, Rb1, Re, Rd trong viên sâm Ngọc Linh rất cao, đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
Mới đây, hòa thượng Thích Huệ Đăng đã trực tiếp cùng các học trò đến trao tặng sâm Ngọc Linh cho cán bộ, bác sĩ cùng các bệnh nhân đang điều trị bệnh tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hòa thượng cho biết, đợt trao tặng lớn (hơn 1.000 hộp sâm Ngọc Linh) lần này là để góp sức và đồng hành với công tác phòng, điều trị bệnh trong đợt dịch Covid-19. “Thầy mong muốn những viên sâm Ngọc Linh được trao tặng sẽ giúp các bác sĩ, bệnh nhân có thêm sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh”, hòa thượng Thích Huệ Đăng nói.
Những bác sĩ ở các bệnh viện mà hòa thượng đến tặng sâm Ngọc Linh vừa qua đều biết rất rõ công dụng của sâm đối với sức khỏe. Bác sĩ CKII Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh, đã xúc động nói: “Thầy đã dành bao nhiêu năm với tất cả tâm huyết để nghiên cứu và làm ra viên sâm Ngọc Linh, một sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Tuổi đã cao mà thầy còn có tâm nguyện đưa sâm Ngọc Linh giúp đỡ mọi người trong một bối cảnh rất áp lực hiện nay là một điều vô cùng đáng trân trọng”.
Hòa thượng Thích Huệ Đăng chia sẻ, sắp tới thầy sẽ còn tiếp tục đồng hành cùng các bác sĩ, bệnh viện để chăm lo sức khỏe người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn, bằng những viên sâm Ngọc Linh.
Công trình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô và sản xuất viên ngậm sâm Ngọc Linh của hòa thượng Thích Huệ Đăng đã mang đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Ngoài việc viên sâm giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh trong điều trị thì công trình nghiên cứu này đã mở ra một hướng mới trong việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vốn đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công nhận là “quốc bảo”. Đã có hàng vạn cây sâm Ngọc Linh được hòa thượng nhân giống và trồng thành công từ nhiều năm qua tại Đà Lạt. Với phương pháp nhân giống, nuôi trồng này, chúng ta có thể mang một số lượng lớn cây sâm quý về lại rừng tự nhiên...
Với hòa thượng Huệ Đăng, hành đạo phải giúp ích cho đời, cho người, bằng những điều thiết thực nhất, như việc mở trung tâm truyền dạy Buddha Yoga hay làm ra viên sâm Ngọc Linh tặng cho người bệnh... Nhiều người trân trọng tôn vinh Thầy là “Bồ tát giữa đời”.
Hòa thượng Thích Huệ Đăng cùng các học trò đã đến trao tặng hơn 1.000 hộp sâm Ngọc Linh, (trị giá hơn 1 tỉ đồng) tại Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), Bệnh viện Huyết học Hà Nội, Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều), Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc...
Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/bo-tat-giua-doi-565493.html