1: Tộc người nào không tiếp xúc thế giới bên ngoài, gặp người lạ sẽ bắn tên truy đuổi, thậm chí giết hại?Có thể bạn quan tâm Theo Fox News, bộ tộc Sentinel sống ở Ấn Độ, không tiếp xúc bất cứ người nào ngoài cộng đồng của mình. Những ai vô tình đặt chân lên lãnh địa của họ, sẽ bị tấn công. Trong lịch sử, một số người lạ đã bị người Sentinel giết hại.
2: Bộ tộc này sống trên hòn đảo nào? Bộ tộc này sống trên đảo hoang có tên North Sentinel, thuộc quần đảo Andaman ở vịnh Bengan, nằm giữa Ấn Độ và Malaysia. Theo nghiên cứu của một số nhà nhân chủng học, cộng đồng này hiện chỉ còn khoảng 400 người, sinh sống trên hòn đảo có diện tích 72 km2.
3: Vì sao người Sentinel cấm kẻ lạ lên đảo? Theo một số nhà nghiên cứu, người Sentinel không tiếp xúc thế giới bên ngoài, bởi trước đây hòn đảo này từng bị thực dân Anh xâm chiếm. Họ mang theo bệnh dịch khiến hàng nghìn người thuộc bộ tộc bỏ mạng, chỉ còn số nhỏ sống sót. Từ sau thảm họa, người Sentinel từ chối tiếp xúc thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ý kiến này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
4: Vịnh Bengal nằm trong đại dương nào? Theo World Atlas, vịnh Bengal có diện tích hơn 2 triệu km2, nằm trong Ấn Độ Dương, tiếp giáp lãnh thổ Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh. Đây là một trong những vịnh lớn nhất thế giới.
5: Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực nào? Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ấn Độ là quốc gia thuộc khu vực Nam Á, có biên giới trên bộ với Pakistan, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Myanmar, Bangladesh.
6: Ấn Độ có diện tích tự nhiên xếp thứ mấy khu vực? Theo World Atlas, với diện tích tự nhiên lên tới hơn 3,2 triệu km2, Ấn Độ là quốc gia có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 8 nước thuộc khu vực Nam Á; xếp thứ 7 thế giới. Đây cũng là quốc gia có dân số đông nhất khu vực, thứ 2 thế giới, với hơn 1,33 tỷ dân (sau Trung Quốc).
7. Thủ đô của Ấn Độ là? Theo sách "Lịch sử thế giới hiện đại", thủ đô của Ấn Độ là New Delhi. Đây cũng là thành phố lớn thứ 2 tại Ấn Độ, sau Mumbai.
8. Ấn Độ từng là thuộc địa của nước nào? Theo sách "Lịch sử thế giới cận đại", Ấn Độ trong quá khứ là thuộc địa của thực dân Anh, kéo dài từ khoảng năm 1820 đến năm 1947.
Theo Hà Sơn/Zing