Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan Zbigniew Rau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-17/3.

Đón Bộ trưởng Zbigniew Rau, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với Ba Lan, một đối tác bạn bè truyền thống của Việt Nam tại châu Âu, cho rằng hai bên cần tiếp tục phối hợp thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao, cũng như giữa các bộ, ngành và địa phương.

Đón Bộ trưởng Zbigniew Rau, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với Ba Lan, một đối tác bạn bè truyền thống của Việt Nam tại châu Âu, cho rằng hai bên cần tiếp tục phối hợp thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao, cũng như giữa các bộ, ngành và địa phương.

Vì vậy, việc Bộ trưởng Zbigniew Rau thăm chính thức Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác.

Vì vậy, việc Bộ trưởng Zbigniew Rau thăm chính thức Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan tới Việt Nam kể từ sau đại dịch Covid-19, được xuất phát từ lời mời tại cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Zbigniew Rau và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn vào năm 2021.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan tới Việt Nam kể từ sau đại dịch Covid-19, được xuất phát từ lời mời tại cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Zbigniew Rau và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn vào năm 2021.

Ba Lan là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 4/2/1950. Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, bà Justyna Pabian, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam nhận định, tài sản quý giá nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan chính là mối quan hệ hữu nghị tin cậy, thắm thiết đã được phát triển và vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử hơn 73 năm qua. Và việc Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau thăm chính thức Việt Nam là minh chứng cụ thể cho thực tế đó.

Ba Lan là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 4/2/1950. Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, bà Justyna Pabian, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam nhận định, tài sản quý giá nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan chính là mối quan hệ hữu nghị tin cậy, thắm thiết đã được phát triển và vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử hơn 73 năm qua. Và việc Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau thăm chính thức Việt Nam là minh chứng cụ thể cho thực tế đó.

Dự kiến, Bộ trưởng Zbigniew Rau sẽ gặp Lãnh đạo các cấp của Việt Nam để thảo luận về hợp tác song phương cũng như các vấn đề toàn cầu, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng để thúc đẩy và mở rộng hợp tác. Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, hai quốc gia đã tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua những lô khẩu trang Việt Nam gửi sang Ba Lan hay những liều vaccine ngừa Covid-19 quý giá viện trợ từ Warszawa tới Hà Nội, cho đến sự hỗ trợ của chính phủ Ba Lan trong việc tổ chức các chuyến bay đặc biệt cho người Việt gặp khó khăn, sơ tán khỏi Ukraine.

Dự kiến, Bộ trưởng Zbigniew Rau sẽ gặp Lãnh đạo các cấp của Việt Nam để thảo luận về hợp tác song phương cũng như các vấn đề toàn cầu, qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng để thúc đẩy và mở rộng hợp tác. Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, hai quốc gia đã tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua những lô khẩu trang Việt Nam gửi sang Ba Lan hay những liều vaccine ngừa Covid-19 quý giá viện trợ từ Warszawa tới Hà Nội, cho đến sự hỗ trợ của chính phủ Ba Lan trong việc tổ chức các chuyến bay đặc biệt cho người Việt gặp khó khăn, sơ tán khỏi Ukraine.

Về kinh tế - thương mại, Ba Lan hiện là bạn hàng số 1 của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi Việt Nam là bạn hàng thứ 7 của Ba Lan ngoài Liên minh châu Âu (EU). Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; hàng dệt may, thủy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, bánh kẹo, nông sản... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ba Lan sữa bột, tân dược, thiết bị cho ngành than, đóng tàu, kim loại, phế liệu sắt thép...

Về kinh tế - thương mại, Ba Lan hiện là bạn hàng số 1 của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi Việt Nam là bạn hàng thứ 7 của Ba Lan ngoài Liên minh châu Âu (EU). Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; hàng dệt may, thủy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, bánh kẹo, nông sản... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ba Lan sữa bột, tân dược, thiết bị cho ngành than, đóng tàu, kim loại, phế liệu sắt thép...

Kim ngạch thương mại những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu là Việt Nam xuất siêu. Năm 2022 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2.566 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2.291 tỷ USD và nhập khẩu 375 triệu USD.

Kim ngạch thương mại những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu là Việt Nam xuất siêu. Năm 2022 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2.566 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2.291 tỷ USD và nhập khẩu 375 triệu USD.

Về đầu tư, tính đến cuối tháng 12/2022, Ba Lan đứng thứ 35/1141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 29 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 422,97 triệu USD, chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam.

Về đầu tư, tính đến cuối tháng 12/2022, Ba Lan đứng thứ 35/1141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 29 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 422,97 triệu USD, chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam.

Một lĩnh vực không thể không nhắc đến trong quan hệ Việt Nam-Ba Lan là giáo dục - đào tạo. Kể từ những năm 1960 cho đến đầu những năm 1990, Ba Lan đã đào tạo trên 4.000 sinh viên và cán bộ khoa học; trên 3.500 công nhân lành nghề, chủ yếu trong các ngành than, đóng tàu cho Việt Nam.

Một lĩnh vực không thể không nhắc đến trong quan hệ Việt Nam-Ba Lan là giáo dục - đào tạo. Kể từ những năm 1960 cho đến đầu những năm 1990, Ba Lan đã đào tạo trên 4.000 sinh viên và cán bộ khoa học; trên 3.500 công nhân lành nghề, chủ yếu trong các ngành than, đóng tàu cho Việt Nam.

Một lĩnh vực không thể không nhắc đến trong quan hệ Việt Nam-Ba Lan là giáo dục - đào tạo. Kể từ những năm 1960 cho đến đầu những năm 1990, Ba Lan đã đào tạo trên 4.000 sinh viên và cán bộ khoa học; trên 3.500 công nhân lành nghề, chủ yếu trong các ngành than, đóng tàu cho Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan hiện có khoảng 25 nghìn người, đóng góp vào việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước và được chính quyền Ba Lan đánh giá tích cực.

Hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo và học thuật ngoại giao giữa Học viện Ngoại giao Ba Lan và Học viện Ngoại giao Việt Nam. Đây sẽ là một công cụ lâu dài, có giá trị, giúp các cơ quan ngoại giao của cả hai nước trao đổi chuyên môn về đào tạo các nhà ngoại giao cũng như học hỏi lẫn nhau.

Báo TG&VN tiếp tục update nội dung cuộc hội đàm.

Tuấn Anh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/bo-truong-ngoai-giao-bui-thanh-son-don-hoi-dam-voi-bo-truong-ngoai-giao-ba-lan-zbigniew-rau-219998.html