Bộ trưởng QP Mỹ lý giải vì sao không áp đặt vùng cấm bay ở Ukraine, bất chấp mọi khẩn cầu
Mỹ tuyên bố sẽ không áp dụng vùng cấm bay ở Ukraine vì lo ngại châm ngòi cuộc chiến với Nga.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin cho biết vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine vẫn là điều không thể đem ra bàn bạc. Ông giải thích rằng động thái này có nghĩa là đối đầu trực tiếp giữa các máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga và có thể là một cuộc chiến tranh nóng với Moscow.
Khi được hỏi về việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi các cường quốc phương Tây kiểm soát không phận của nước này để đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga, ông Austin cho biết chính quyền Joe Biden sẽ không chấp nhận yêu cầu này, với lý do nguy cơ leo thang căng thẳng.
"Việc áp dụng vùng cấm bay thực sự có nghĩa là một nước sẽ tham chiến, trực tiếp đối đầu với Nga. Và đó là một trong những điều mà chúng tôi đã nói, mà tổng thống của chúng tôi đã nói, rằng chúng tôi sẽ không làm," Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.
"Để kiểm soát bầu trời, chúng ta phải phá hủy các hệ thống phòng không trên mặt đất và một số hệ thống phòng không đó là của Nga. Và, một lần nữa, không có cách nào dễ dàng hoặc đơn giản để làm điều này. Không, không có cái gọi là vùng cấm bay cấp thấp. Vùng cấm bay có nghĩa là xác định đang có xung đột với Nga".
Ông Austin tiếp tục lưu ý rằng mặc dù có một số phương tiện phòng thủ "hiệu quả" chống lại tên lửa và pháo tầm xa, khu vực cấm bay sẽ chẳng giúp ích gì nhiều cho các loại vũ khí như vậy, cụ thể là khi chúng được sử dụng từ bên trong lãnh thổ Nga.
Tổng thống Biden đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc tăng cường viện trợ của Mỹ cho Kiev, ông đã gửi hàng trăm triệu USD vũ khí và các khí tài quân sự khác trước gói vũ khí 800 triệu USD mới trong tuần này.
Lô hàng mới nhất bao gồm 800 hệ thống phòng không Stinger - một lượng bổ sung mới cho kho vũ khí của Ukraine - cũng như hàng nghìn tên lửa Javelin diệt xe tăng.
Trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp Mỹ hôm 16/3, ông Zelensky một lần nữa đề nghị một khu vực cấm bay do khối NATO thực thi, mặc dù thừa nhận động thái này là lằn ranh đỏ đối với chính quyền ông Biden.
Tổng thống Mỹ dường như không đồng ý với yêu cầu này, vì Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên rằng vùng cấm bay vẫn không phải là một lựa chọn khả thi ngay sau bài phát biểu của Zelensky, nói rằng "Chúng tôi không quan tâm đến việc tham gia vào Thế chiến thứ 3."
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Washington sẽ tiếp tục "làm mọi thứ trong khả năng của chúng tôi để hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ của họ", bao gồm cả việc tăng cường vũ khí và đạn dược cho quân đội Ukraine, cũng như giúp "trang bị" cho các vũ khí của các đồng minh nước ngoài cung cấp vũ khí của từng nước.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào cuối tháng 2, tuyên bố chính phủ Kiev đã không tuân theo các thỏa thuận hòa bình để chấm dứt giao tranh với hai nước cộng hòa ly khai tự xưng ở khu vực Donbass trong khi đặt ra mục tiêu "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" đất nước. Ukraine nói rằng cuộc tấn công là vô cớ và khẳng định họ không có kế hoạch giành lại các khu vực ly khai bằng vũ lực. Mỹ và một danh sách dài các đồng minh đã trả đũa Nga bằng một loạt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt.