Bộ trưởng Tài chính G7 sẽ họp bàn về lạm phát vào ngày 13/12
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh những hạn chế trong chuỗi cung ứng làm cản trở hoạt động kinh tế trên thế giới. Ngoài ra, các Bộ trưởng G7 cũng sẽ thảo luận về vấn đề y tế.
Nguồn tin thân cận cho hay các Bộ trưởng Tài chính thuộc nhóm Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ có cuộc họp trực tuyến vào ngày 13/12 để thảo luận về tình hình lạm phát tăng lên gần đây.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh những hạn chế trong chuỗi cung ứng làm cản trở hoạt động kinh tế trên thế giới. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về vấn đề y tế.
Cuộc họp này dự kiến sẽ cho thấy sự phối hợp của các nền kinh tế trên toàn cầu trong việc tập trung bảo vệ việc làm chuyển sang tìm kiếm giải pháp kiềm chế áp lực lạm phát mà đe dọa siết chặt thu nhập như thế nào, sau hai năm chống chọi với đại dịch.
Cuộc thảo luận trực tuyến này cũng cho thấy mối quan tâm sâu sắc về những vấn đề trở thành một thách thức chính trị cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và các nền kinh tế lớn khác. Vấn đề của G7 là không rõ nhóm này có thể làm gì.
Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng của Amherst Pierpont Securities LLC cho biết không có nhiều nước có thể áp đặt một giải pháp. Do đó nhiệm vụ cấp bách nhất của các quan chức là thể hiện rằng họ quan tâm đến lợi ích của người dân và họ đang cố gắng làm điều gì đó.
Trước cuộc họp của G7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã trò chuyện với Bộ trưởng Tài chính mới được bổ nhiệm của Đức, Christian Lindner. Đức dự kiến sẽ luân phiên trở thành Chủ tịch của G7 trong năm 2022.
Bà Yellen đã chia sẻ với ông Lindner về những lo ngại của Tổng thống Joe Biden liên quan đến tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine, đồng thời bày tỏ sự quan tâm trong việc hợp tác với Đức trong các trường hợp “lo ngại về sự leo thang của các lực lượng vũ trang xung quanh Ukraine và bày tỏ sự quan tâm của cô ấy trong việc hợp tác với Đức về các trường hợp bất ngờ."
Thông tin về các cuộc đàm phán của G7 được đưa ra ngay sau dữ liệu mới cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm, gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để thắt chặt chính sách tiền tệ.
Lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Vương quốc Anh cũng đang tăng cao, do giá năng lượng, tình trạng thiếu lao động và “tắc nghẽn” chuỗi cung ứng toàn cầu./.