Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá công tác thực hiện Đề án 977

Chiều 16-12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 'Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân' (Đề án 977).

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương; đồng chí Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, đồng chủ trì hội thảo. Cùng dự có đông đảo các đại biểu đến từ các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan và sở tư pháp của 63 tỉnh, thành phố. Có 7 bài tham luận của các ban, bộ, ngành của Trung ương và địa phương gửi tới hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cho rằng quá trình thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam các cấp đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.

Tại hội thảo, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã chia sẻ kinh nghiệm trong tham mưu triển khai nhiệm vụ xây dựng, ban hành thông cáo báo chí các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Lê Vệ Quốc đánh giá cao công tác triển khai thực hiện đề án của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, là một trong những đơn vị tham mưu lãnh đạo tỉnh về xây dựng thông cáo báo chí, xây dựng các chính sách thông qua các kênh thông tin, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các quy định pháp luật.

Hội nghị ghi nhận được nhiều ý kiến phát biểu từ các đại diện ban, bộ ngành địa phương.

Hội nghị ghi nhận được nhiều ý kiến phát biểu từ các đại diện ban, bộ ngành địa phương.

Tại hội thảo, đồng chí Lê Vệ Quốc nhấn mạnh: “Việc nhận thức, tiếp cận đề án phải rõ ràng, phải kết nối, phối hợp nhiều cơ chế, thiết chế lĩnh vực với nhau, bảo đảm nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Mục tiêu đề án không chỉ dừng lại ở việc thông tin pháp luật cho người dân, mà cần phải qua đó tạo điều kiện cho người dân tiếp cận quyền, lợi ích hợp pháp của mình thông qua các cơ chế sử dụng quyền, lợi ích hợp pháp đó đúng quy định. Để giúp người dân tiếp cận pháp luật một cách tốt nhất, trước hết phải để người dân hiểu giá trị của pháp luật đối với đời sống hằng ngày của họ, phải để pháp luật đi vào cuộc sống một cách tự nhiên nhất, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân”.

 Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đánh giá cao việc thực hiện Đề án 977 của các ban, bộ, ngành địa phương. Thông qua đó, nhận diện những hạn chế chung của các địa phương trong việc thực hiện đề án, nhất là hạn chế về nguồn lực và kinh phí tổ chức thực hiện Đề án.

Trước tình hình đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, trong đó nhấn mạnh vai trò tham mưu của các cấp cơ sở cho UBND tỉnh, đồng thời chỉ ra phương hướng giải pháp tiếp cận và triển khai công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực phổ biến và giáo dục pháp luật.

Tin, ảnh: VÂN HÀ

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/phap-luat/pho-bien-giao-duc-phap-luat/bo-tu-phap-to-chuc-hoi-thao-danh-gia-cong-tac-thuc-hien-de-an-977-807290