Bộ Y tế lý giải nguyên nhân số ca mắc Covid-19 tăng rất cao

Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định chủng Omicron đang lây lan rất nhanh, chưa từng thấy. Năm 2022, tình dịch dịch vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt. Nhưng chúng ta cũng không quá lo lắng.

GD&TĐ - Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định chủng Omicron đang lây lan rất nhanh, chưa từng thấy. Năm 2022, tình dịch dịch vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt. Nhưng chúng ta cũng không quá lo lắng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ khi Việt Nam xuất hiện Covid-19, virus SARS-CoV-2 thường xuyên có biến chủng: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron.

Chủng Delta đã gây ra đợt dịch thứ 4 trong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam có tốc độ lây lan trên 3 lần so với chủng cũ. Chủng Omicon lây lan tăng trên 2 lần so với chủng Delta, như vậy tốc độ lây lan của chủng Omicon gấp 5 lần chủng cũ. Đây là nguyên nhân gây tăng cao ca F0.

Thứ hai, chúng ta đã có tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao, từ 18 tuổi trở lên cơ bản mũi 1 đã tiêm xong, mũi 2 đạt xấp xỉ 98%, trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1 đạt 98%, mũi 2 khoảng 96-97%. Với độ bao phủ vắc xin như vậy, một số bộ phận người dân cho rằng đã tiêm vắc xin rồi nên tư tưởng chủ quan.

Khi có độ bao phủ vắc xin như vậy, chúng ta lại có những yếu tố cơ bản như thuốc điều trị, do vậy đã chuyển hướng, từ phát hiện, ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch, chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và mở các hoạt động, nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc mà Thủ tướng đã chỉ đạo đó là 5K+vắc xin, thuốc, công nghệ và ý thức của người dân.

Tuy nhiên, khi chúng ta mở ra như vậy, một bộ phận người dân có tư tưởng chủ quan, không thực hiện nghiêm nguyên tắc trên. Từ đó, tốc độ F0 tăng cao.

Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định chủng Omicron đang lây lan rất nhanh, chưa từng thấy. Năm 2022, tình dịch dịch vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt. Nhưng chúng ta cũng không quá lo lắng. Việt Nam là một nước được đánh giá là Top 10 thế giới, đứng top 5 ở Châu Á, top 2 Đông Nam Á về tốc độ bao phủ vắc xin.

Thứ ba, hiện nay thế giới đã, đang nghiên cứu và đưa một số thuốc vào điều trị. Tại Việt Nam, ngày 17/2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép cho 3 giấy phép cho thuốc Molnupiravir để đưa vào điều trị.

Ngoài ra, chúng tôi đang tiếp tục làm việc với hãng Pfizer và một số hãng khác để đưa những thuốc được cấp phép trên thế giới vào lưu hành tại Việt Nam.

Thứ tư, chúng ta bước đầu có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch. Lúc đầu ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Trúc Bạch (Hà Nội), Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và miền Nam…

Từ đó, Chính phủ đã đưa ra giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bằng Nghị quyết 128/NQ-CP. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4800, gần đây nhất, là ban hành Quyết định 218.

F0 tăng cao như vậy, đề nghị các cơ quan báo chí, các địa phương tuyên truyền vận động, các địa phương căn cứ vào đó để đánh giá cấp độ dịch để tổ chức các hoạt động mở trường học hay du lịch; nâng cao ý thức cho người dân, tham gia tích cực vào công tác tiêm chủng, tuân thủ hướng dẫn về dùng thuốc điều trị của Bộ Y tế.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bo-y-te-ly-giai-nguyen-nhan-so-ca-mac-covid-19-tang-rat-cao-6u8TOcL7R.html