Boeing xây dựng nhà máy lắp ráp đầu tiên ở nước ngoài
Boeing - hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, mới đây đã công bố kế hoạch cho nhà máy sản xuất ở nước ngoài đầu tiên của mình để thực hiện công việc lắp ráp cuối cùng.
Nhà máy được xây dựng ở Toowoomba, Australia, sẽ lắp ráp máy bay không người lái quân sự, không phải máy bay phản lực thương mại. Đây là hoạt động kinh doanh chính của Boeing và được đánh già là một bước đi thú vị đối với công ty trong việc mở rộng hoạt động khỏi Hoa Kỳ.
Bộ phận quốc phòng, không gian và an ninh của Boeing là nguồn doanh thu vững chắc nhất của Boeing trong những năm khó khăn vừa qua. Đơn vị này đã báo cáo doanh thu 26 tỉ đô la mỗi năm kể từ năm 2018, trong khi doanh thu máy bay thương mại của công ty giảm 41 tỉ đô la, tương đương 72%, trước cuộc khủng hoảng 737 Max và đại dịch .
Máy bay không người lái Boeing Loyal Wingman trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Úc. (Nguồn: CNN)
Vào năm 2020, khoảng 83% hoạt động kinh doanh quốc phòng đó đến từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Nhưng bộ phận này cũng có những khách hàng nước ngoài đáng kể.
Một phần lớn hoạt động kinh doanh chính của Boeing đến từ nước ngoài. Năm 2018, năm mà hãng sản xuất máy bay này công bố doanh thu kỷ lục 101 tỉ USD, 56% trong số đó đến từ các khách hàng nước ngoài.
Nhóm hoạt động của Boeing tại Australia đã thiết kế chiếc máy bay không người lái, được gọi là Loyal Wingman, được chế tạo ở đó. Nhà máy này dự kiến sẽ tạo ra 3.500 việc làm toàn thời gian mới vào năm 2028.
Hiện Không quân Australia là khách hàng duy nhất được xác nhận cho máy bay không người lái này, nhưng Boeing có kế hoạch xuất khẩu nó cho các khách hàng quân sự khác trên thế giới.
Tin tức này được đưa ra sau một thông báo riêng rằng Úc dự định xây dựng một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với việc sử dụng công nghệ được chia sẻ bởi Mỹ và Vương quốc Anh. Động thái đó được coi là nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Boeing đã có cơ sở hoạt động ngoài Mỹ lớn nhất ở Úc, với khoảng 4.000 nhân viên, một số làm công việc lắp ráp trước các bộ phận được vận chuyển đến các nhà máy của công ty ở Mỹ.
Nó cũng có một cơ sở ở Trung Quốc, được thành lập để hoàn thiện nội thất và sơn lần cuối trên máy bay phản lực thương mại 737 Max mà họ đang bán ở đó. Một phần lý do cho việc đặt nhà máy ở đó là để xoa dịu chính phủ Trung Quốc, vốn phải ký kết tất cả các hoạt động bán máy bay phản lực vào nước này.
Tuy nhiên, kể từ khi khai trương vào cuối năm 2018, cơ sở này chỉ hoàn thành một chiếc 737 Max duy nhất trước khi xảy ra 2 vụ tai nạn máy bay của hãng Lion Air và Ethiopian Airlines khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Trong khi đó, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại của Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng, doanh số bán hàng của Boeing vào Trung Quốc đã giảm xuống ở mức thấp.