Ngay sau khi nhân loại bước sang thời kỳ vũ khí nóng, các quốc gia cũng phát triển mạnh hệ thống công sự; cùng với đó là hệ thống công trình ngầm cũng liên tục phát triển và hoàn thiện, trở thành những công trình phòng thủ không thể thiếu của hầu hết các quốc gia.
Để có thể tấn công hiệu quả các công trình ngầm của các quốc gia, bom xuyên đất đã được phát minh. Điểm khác biệt giữa loại bom này với các loại bom thông thường là chúng không phát nổ khi chạm đất, mà chỉ phát nổ sau khi đã xuyên xuống lòng đất ở độ sâu hàng chục đến hàng trăm mét, phá hủy trực tiếp các công trình ngầm nằm sâu dưới lòng đất.
Để chống lại những quả bom xuyên phá như vậy, các quốc gia đã nghiên cứu loại bê tông cường độ cao mới, và loại bê tông này được sử dụng để xây dựng hệ thống phòng thủ trong các khu vực, chủ yếu giành cho nhiệm vụ quân sự như sở chỉ huy, kho vũ khí hạt nhân hay các trung tâm nghiên cứu phát triển hạt nhân.
Vậy bom xuyên có cấu tạo như thế nào, để nó có thể xuyên sâu và phát nổ sau hàng chục mét thậm chí hàng trăm mét dưới lòng đất?
Trước hết, chúng ta hãy xem hình dạng của bom xuyên, hình dáng của loại bom này nhìn “mảnh mai” hơn so với các loại bom và tên lửa khác, đồng thời, vị trí đầu đạn cũng sắc nét hơn, để có thể dễ dàng xuyên qua lớp phòng thủ. Hiệu suất xuyên đất của bom là do chất liệu của đầu xuyên, cũng như lực xuyên của bom có mạnh hay không?
Để có khả năng xuyên qua lớp đất tốt hơn, đầu khoan của quả bom thường làm bằng các loại kim loại đặc biệt, có cường độ chịu lực rất cao, có thể phá vỡ các kết cấu bê tông của công trình ngầm, thậm chí là thép.
Ví dụ loại bom xuyên GBU-28 được Mỹ đưa ra dùng lần đầu tiên trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, để tấn công các hầm ngầm, boongke của Iraq. Bom có khả năng xuyên sâu qua 8 m bê tông, hay 30 m đất nhờ đầu khoan BLU-113.
Với độ cứng của đầu khoan, cùng với thân hình mảnh mai và đầu đạn sắc bén, nó có thể xuyên thủng hầu hết lớp bảo vệ; thậm chí những công trình ngầm đào sâu trong núi và công trình thông thường, không thể chống lại sức tấn công của bom xuyên, thậm chí nó sẽ bị xuyên thủng trực tiếp.
Đồng thời, bản thân quả bom xuyên được máy bay phóng từ độ cao rất lớn, nên đã có động năng rất lớn; động năng này kết hợp với đặc tính xuyên phá của nó, nên có thể dễ dàng xé toạc các lớp phòng thủ khác nhau và đâm sâu vào bên trong công sự, gây ra một đòn đánh trực diện vào mục tiêu.
Điểm khác biệt quan trọng của bom xuyên với bom thông thường là bom thường sẽ phát nổ ngay khi chạm mặt đất hoặc thậm chí nổ cách trên không, cách mặt đất một khoảng để phóng rải các bom con ra.
Còn bom xuyên đều phải cài đặt ngòi nổ ở chế độ nổ chậm, đây là tính năng rất quan trọng của bom xuyên; khi cài đặt chế độ nổ chậm, bom có thể xuyên xuống lòng đất vài chục mét mới phát nổ.
Trên thực tế, bom xuyên có giá thành đắt hơn bom thường, và được dùng chủ yếu được sử dụng để tấn công các căn cứ quân sự ngầm và việc sử dụng nó tương đối hạn chế.
Vĩ dụ trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, Quân đội Mỹ chỉ dùng 2 quả GBU phóng từ máy bay F-111GBU-28 để ném vào các công trình phòng thủ ngầm của Iraq. Tại Afghanistan, đã có ít nhất 3 quả GBU-28 được ném xuống từ máy bay ném bom tàng hình B-2.
Hiện nay các quốc gia đã thực hiện các biện pháp, để nâng cao khả năng bảo vệ các công trình ngầm; không chỉ xây dựng các công trình ngầm trong lòng các quả núi; mà còn phát triển các vật liệu tổng hợp, ngăn chặn hiệu quả đầu xuyên của bom.
Tất nhiên, phía tấn công cũng không thể dùng bừa bãi với số lượng lớn loại bom xuyên; nhưng nếu chống trả thành công đợt sóng tấn công đầu tiên, phía phòng thủ có thể phản công trong những lần tiếp theo và loại bỏ sự uy hiếp của đối phương, để đạt được mục đích của biện pháp phòng thủ. Nguồn ảnh: Foxt.
Choáng với khả năng ném bom rải thảm của máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer trong biên chế Không quân Mỹ. Nguồn: USAF.
Tiến Minh