Bốn điều cần đặc biệt chú ý khi ăn mộc nhĩ
Ai cũng biết mộc nhĩ là một loại thực phẩm ngon miệng và có nhiều lợi ích. Nhưng bên cạnh việc thưởng thức hương vị của mộc nhĩ, ta cũng cần phải chú ý đến những điều kiêng kỵ khi ăn.
Người trúng gió tính xuất huyết nên thận trọng khi ăn
Mộc nhĩ được mệnh danh là "aspirin trong thực phẩm". Thường xuyên ăn mộc nhĩ có thể khống chế tiểu cầu ngưng tụ, giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp ích trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu tim và não. Mặc dù mộc nhĩ đen có rất nhiều mặt lợi nhưng đối với những người bị trúng gió tính xuất huyết nên thận trọng khi ăn, vì chức năng đông máu của những người này tương đối kém.
Mộc nhĩ phải được đun chín trước khi ăn
Trong mộc nhĩ có một loại vật chất tên purine nucleoside, gọi là polysaccharide (là một trái phiếu glycosidic chuỗi đường) của mộc nhĩ. Nó có tác dụng chống hoạt tính tụ máu, chống tiểu cầu ngưng kết và chống tắc nghẽn động mạch rất mạnh.
Điều cần chú ý là, sau khi mộc nhĩ đen được đun chín ở nhiệt độ cao mới có thể nâng cao độ hòa tan của chất xơ thực vật và polysaccharide, từ đó giúp ích cho cơ thể hấp thụ. Chính vì vậy, mộc nhĩ nhất định phải được nấu chín, không nên ngâm nước xong là ăn liền.
Những người mỡ máu bất thường hay ăn mộc nhĩ sẽ mang lại tác dụng điều trị, tuy nhiên chỉ có thể coi nó là cách để bổ trợ bên cạnh việc dùng thuốc. Mỗi tuần nên ăn 2 - 3 lần.
Mộc nhĩ có tác dụng chống đông máu cho nên những người mắc bệnh xuất huyết không nên ăn. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều.
Mộc nhĩ không nên ăn cùng với ốc. Nói từ góc độ dược tính của thực phẩm, ốc có tính hàn, nếu gặp mộc nhĩ có tính mát sẽ bất lợi cho tiêu hóa. Người có bệnh trĩ không nên ăn mộc nhĩ với gà rừng, hai thứ này rất dễ khiến trĩ chảy máu.