Stephen Hawking là một trong những thiên tài nổi tiếng thế giới. Nhà vật lý người Anh có đóng góp lớn cho khoa học khi dành cả cuộc đời để giải mã các bí ẩn của vũ trụ.
Nhà vật lý thiên tài Hawking có những công trình ở nhiều lĩnh vực như: khám phá về nguồn gốc vũ trụ, thăm dò tiềm năng của việc du hành thời gian, hố đen...
Không những vậy, ông Hawking còn là tác giả nhiều cuốn sách được bạn đọc đón nhận cao. Trong số này, cuốn sách "A Brief History of Time" (Lược sử thời gian) của ông có tên trong danh sách một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Nhà bác học thiên tài Thomas Edison khiến người đời ngưỡng mộ khi sở hữu khoảng 1.500 phát minh và sáng chế. Nhiều phát minh của ông đã góp phần thay đổi đáng kể cuộc sống của nhân loại.
Trong số các sáng chế, Thomas Edison được biết đến nhiều nhất nhờ phát minh ra bóng đèn điện. Ông sáng chế ra bóng đèn điện sau khi thực hiện hàng ngàn thí nghiệm thất bại.
Với số lượng phát minh "khủng" góp phần xoay vần bánh xe lịch sử nên khi Edison qua đời ở New Jersey vào ngày 18/10/1931 ở tuổi 84, hàng triệu người dân thế giới tiếc thương. Để tưởng nhớ ông, Mỹ tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ trong 1 phút.
Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông được nhiều người nhớ đến với thành tựu trong việc phát triển lý thuyết tương đối tổng quát - một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại.
Bên cạnh thuyết tương đối, Einstein còn là người đặt nền móng cho vật lý lượng tử. Ông nhận giải Nobel Vật lý năm 1921.
Không chỉ đam mê nghiên cứu khoa học, nhà bác học Einstein còn là một nhà hoạt động dân quyền. Ông ủng hộ mạnh mẽ quyền công dân và quyền tự do ngôn luận.
Nhà khoa học và vật lý người Anh Michael Faraday được người đời nhớ đến là một thiên tài có đóng góp lớn cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học.
Ngay từ nhỏ, Faraday bộc lộ là một người thông minh và hiếu học. Dù phải sớm nghỉ học để phụ giúp gia đình nhưng ông tự học thành tài thông qua đọc các loại sách, đặc biệt về triết học, vật lý học và hóa học.
Về sau, ông thử làm những thí nghiệm mô tả trong sách và muốn được đi sâu vào khoa học. Với sự ham học hỏi, Faraday được nhà bác học Humphry Davy (thuộc Học viện Hoàng gia và Hội hoàng gia London) nhận làm thư ký trước khi trở thành phụ tá phòng thí nghiệm. Từ năm 1816, ông độc lập nghiên cứu khoa học và đạt được nhiều thành công.
Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)