'Bông hồng' màn ảnh là 'mẹ đẻ' của Wi-fi, Bluetooth

Hedy Lamarr (tên khai sinh Hedwig Eva Maria Kiesler; 9/11/1914 - 19/1/2000) là một diễn viên điện ảnh và nhà phát minh người Mỹ gốc Áo-Hung.

 Hedy Lamarr trong phòng thí nghiệm

Hedy Lamarr trong phòng thí nghiệm

Bà nổi tiếng với tài năng diễn xuất và nhan sắc lộng lẫy. Bên cạnh đó, bà còn được coi là "mẹ đẻ" của công nghệ truyền thông không dây hiện đại - tiền thân của Wi-fi, Bluetooth, GPS…

Hedy Lamarr sinh ra tại thành phố Viên, nước Áo. Mẹ bà là một nghệ sĩ dương cầm. Hedy Lamarr được tiếp xúc với nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ. Đến năm 10 tuổi, bà đã thành thạo piano, múa ballet và có thể nói được 4 thứ tiếng.

Diễn viên kiêm nhà phát minh Hedy Lamarr

Diễn viên kiêm nhà phát minh Hedy Lamarr

Năm 16 tuổi, bà đăng ký vào trường kịch của Max Reinhardt tại Berlin. Chỉ trong vòng một năm, bà đã xuất hiện trên màn ảnh với vai diễn đầu tiên trong bộ phim "Tiền trên phố" (1930). Danh tiếng của bà càng được vang xa với vai diễn tiếp theo trong bộ phim "Khoái lạc" (1932), nhưng vì đây là một vai diễn có cảnh nhạy cảm nên bộ phim và vai diễn của bà đã trở thành đề tài tranh cãi trong làng điện ảnh thời đó.

Hedy Lamarr trong bộ phim “Comrade X” (1940)

Hedy Lamarr trong bộ phim “Comrade X” (1940)

Nhiều người ủng hộ sự đổi mới, táo bạo này nhưng cũng nhiều người phản đối, miệt thị bà. Sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc với Friedrich Mandl và bị ép chững lại trên con đường diễn xuất, bà đến Hollywood năm 1937, chính thức đổi tên thành Hedy Lamarr.

Nữ diễn viên trong phim Ziegfeld Girl (1941)

Nữ diễn viên trong phim Ziegfeld Girl (1941)

Bà trở lại màn ảnh với bộ phim "Algiers" (1938) - một trong những bộ phim chính kịch lãng mạn kinh điển của Hollywood. Sau nhiều thành công nối tiếp trong lĩnh vực điện ảnh, Hedy đã có được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào năm 1960.

Vẻ đẹp của Lamarr Hedy ở độ tuổi đôi mươi

Vẻ đẹp của Lamarr Hedy ở độ tuổi đôi mươi

Bên cạnh việc là một diễn viên tài năng, Hedy còn là một nhà toán học và nhà phát minh. Cùng với nhà soạn nhạc nổi tiếng George Antheil, bà đã phát triển một hệ thống liên lạc bí mật trong Thế chiến II.

Hedy Lamarr (phải) cùng 2 diễn viên khác trong phim Algiers (1938)

Hedy Lamarr (phải) cùng 2 diễn viên khác trong phim Algiers (1938)

Hệ thống này liên quan đến các máy phát dẫn đường vô tuyến có thể "nhảy" đồng thời từ tần số này sang tần số khác (ngày nay gọi là "nhảy tần") để tránh gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của ngư lôi.

Bà từng được mệnh danh là “Người phụ nữ đẹp nhất màn ảnh”

Bà từng được mệnh danh là “Người phụ nữ đẹp nhất màn ảnh”

Mặc dù không được Hải quân Mỹ sử dụng trong thời chiến nhưng phương pháp này đã trở thành nền tảng cho các công nghệ liên lạc không dây hiện đại như Wifi, Bluetooth, GPS…

Bản vẽ sáng chế của Hedy Lamarr và George Antheil – "Hệ thống thông tin bí mật"

Bản vẽ sáng chế của Hedy Lamarr và George Antheil – "Hệ thống thông tin bí mật"

Phát minh quan trọng này của Hedy gần như bị lãng quên cho đến khi cáo phó của bà được công bố năm 2000.

Sáng chế "nhảy tần" của bà, với giá trị ước tính lên tới 30 tỷ USD, đã giúp bà nhận được Giải thưởng Tiên phong của Quỹ Biên giới Điện tử cũng như Giải thưởng Tinh thần Thành tựu Bulbie Gnass của Công ước Phát minh sau khi nữ diễn viên qua đời.

Đài tưởng niệm Hedy Lamarr tại nghĩa trang Trung tâm Vienna, Áo

Đài tưởng niệm Hedy Lamarr tại nghĩa trang Trung tâm Vienna, Áo

Thành tựu công nghệ kết hợp với tài năng diễn xuất và phẩm chất đã đưa bà trở thành một trong những người phụ nữ thành đạt không chỉ ở Hollywood mà còn ở cả lĩnh vực Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật và Toán học (STEM).

Thiên Ánh (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/bong-hong-man-anh-la-me-de-cua-wi-fi-bluetooth-20241108150918568.htm