'Bóng ma' Dupuy de Lome lạc lối khi tiếp cận Crimea
Dù được đánh giá là những 'bóng ma' của tình báo Pháp nhưng khi Dupuy de Lome tìm cách tiếp cận bán đảo Crimea, con tàu này vội vàng hủy nhiệm vụ.
Theo Popular Mechanics, trong chuyến vào Biển Đen hồi cuối năm 2020, siêu tàu trinh sát Dupuy de Lome của tình báo Pháp đã phải hủy bỏ nhiệm vụ tiếp cận bán đảo Crimea nhằm gây nhiễu hệ thống phòng thủ Nga và S-400.
Dữ liệu cho biết, nếu ban đầu tàu trinh sát Pháp Dupuy de Lome đi thẳng hướng Crimea, thì sau đó nó không những quyết định không tiếp cận bán đảo nữa, mà ngược lại bắt đầu di chuyển khỏi lãnh hải Nga ở khoảng cách xa.
Báo Popular Mechanics cho rằng, việc tàu trrinh sát Pháp đột ngột hủy nhiệm vụ do vị những hệ thống tác chiến điện tử (EW) Krasukha Nga triển khai trên bán đảo Crimea tấn công áp chế.
Được biết tại Crimea, Nga đang triển khai dày đặc hệ thống phòng không và những hệ thống EW nhưng vụ Krasukha áp chế tàu trinh sát Pháp là lần đầu tiên vũ khí phi sát thương như vậy được sử dụng để chống lại NATO trên Biển Đen.
"Tôi nghĩ rằng tàu hải quân Pháp đã sai lầm lớn khi cố gắng thử sức hệ thống tác chiến điện tử của Nga, bởi nếu cần thiết Krasukha có thể vô hiệu hóa chiếc Dupuy de Lome ngay lập tức", chuyên gia quân sự Nga Valery Dandykin nói về chuyến áp sát Crimea của tàu trinh sát Pháp.
Dupuy de Lome – tàu thu thập thông tin tình báo dưới dạng tín hiệu (SIGINT) của Pháp, đây là con tàu bí mật nhất của Paris và có rất ít thông tin về con tàu này. Tàu sử dụng 2 động cơ Diesel với hai trục đẩy, tốc độ hành trình tối đa đạt 16 hải lý/h.
Phía trước của thân tàu được lắp đặt 4 thiết bị đẩy, do đó nó có khả năng chuyển hướng nhanh và cập bến tốt. Tàu được trang bị hệ thống thông tin liên lạc toàn tần số từ tần số thấp, trung tần, tần số cao, VHF đến UHF, có thể nghe tất cả các tín hiệu có tần số từ 30 kHz đến 100 GHz, cũng như một hệ thống trinh sát điện từ hoàn chỉnh.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ trinh sát lên đến 350 ngày trong 1 năm. Ngoài khả năng trinh sát, con tàu cũng có thể có khả năng theo dõi và quan sát việc phóng tên lửa.
Theo các nguồn thông tin mở, thiết bị lắp đặt trên tàu gồm hệ thống tình báo vô tuyến điện các loại, một hệ thống cảnh báo bức xạ, các hệ thống liên lạc vệ tinh, và hai thiết bị định vị radar điều hướng.
Các thiết bị này cho phép tàu Dupuy de Lome khám phá, định vị chính xác và phân tích các loại bức xạ radar khác nhau. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng chặn và nghe lén các hệ thống liên lạc, bao gồm cả vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái Đất thấp.
Một số nguồn tin cho rằng tàu Dupuy de Lome được trang bị các loại thiết bị liên lạc và ăng-ten đa dạng, có khả năng đọc trộm email và nghe lén các cuộc đàm thoại qua điện thoại di động.
Với hai radar định vị được bọc trong hai quả bóng rất dễ nhận ra trên nóc tàu Dupuy de Lome, tàu do thám của Pháp này có khả năng "đánh chặn" rất nhiều loại tín hiệu vô tuyến trong khu vực mà nó đi qua.
Dù rất tối tân nhưng không rõ trong chuyến tiếp cận Crimea, Dupuy de Lome đã thu thập được nhữnggì trước khi nó bị EW Nga tấn công áp chế.