Brexit - trận chiến kéo dài nhiều năm của Anh
Bức màn Brexit của Anh sẽ hạ xuống vào ngày 31 tháng 1 sau hơn ba năm rưỡi bất đồng và trì hoãn. Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình đó.
Làn sóng yêu cầu rời khỏi EU bắt đầu
Trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 sau nhiều thập kỷ tranh luận về châu Âu, người Anh bỏ phiếu và đạt được 52% số phiếu đồng ý để Anh trở thành quốc gia đầu tiên rời khỏi khối EU.
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ David Cameron, người lãnh đạo chiến dịch ở lại EU và kêu gọi bỏ phiếu với hy vọng sẽ giành chiến thắng, từ chức Thủ tướng vào ngày hôm sau. Người lên thay là bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ cũng ủng hộ việc ở lại EU.
Quá trình ly hôn được kích hoạt
Thời gian đàm phán bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, khi Vương quốc Anh khởi động tiến trình rút khỏi EU theo Điều 50 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu; theo thời hạn hai năm theo quy định tại Điều 50, thời hạn sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 3 năm 2019.
Dự thảo được thông qua
Kết thúc hơn một năm đàm phán gay gắt, các nhà đàm phán của Anh và EU vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, đã đạt được một thỏa thuận ly hôn.
Nhưng Thủ tướng May phải đối mặt với một phản ứng dữ dội từ Đảng Bảo thủ của chính mình về các điều khoản của nó. Rất nhiều nghị sĩ của cả hai bên, ủng hộ và phản đối Brexit, đều lên tiếng chỉ trích thỏa thuận mà thủ tướng Anh đạt được với Bruxelles. Những người ủng hộ Brexit tin rằng thỏa thuận được đề xuất có thể khiến Anh bị mắc kẹt trong các quy tắc thương mại của EU.
Ba lời từ chối
Vào ngày 15 tháng 1 năm 2019, các nghị sĩ Anh bỏ phiếu thông qua thỏa thuận rời khỏi liên minh châu Âu, bà May đã phải gánh chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử chính trị Anh hiện đại, với 432 phiếu phản đối và chỉ có 202 phiếu ủng hộ.
Brussels từ chối đàm phán lại.
Hạ viện từ chối thỏa thuận một lần nữa vào ngày 12 tháng 3 và lần thứ ba vào ngày 29 tháng 3.
Thời hạn trì hoãn
EU đồng ý trì hoãn Brexit cho đến ngày 22 tháng 5 và sau đó cho đến ngày 31 tháng 10 năm 2019.
Điều đó có nghĩa là Anh có nghĩa vụ phải tổ chức các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào ngày 23 tháng 5, trong đó Đảng Brexit mới thành lập do Nigel Farage lãnh đạo đã giành chiến thắng.
Ông Boris Johnson lên làm Thủ tướng
Thất bại trong cuộc bầu cử châu Âu và sự từ chối của quốc hội để ủng hộ thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May buộc bà phải từ chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ vào ngày 7 tháng 6.
Vào ngày 23 tháng 7, các đảng viên bỏ phiếu cho “nhân vật Brexit”, ông Boris Johnson làm lãnh đạo mới của họ. Ông Boris Johnson trở thành Thủ tướng vào ngày hôm sau.
Lo lắng về sự hỗ trợ của Farage, Johnson hứa sẽ đưa Anh ra khỏi EU vào ngày 31 tháng 10, bất chấp có hoặc không có thỏa thuận. Ông công bố các đề xuất Brexit "cuối cùng" của mình vào ngày 2 tháng 10.
Trò chơi kết thúc
Vào ngày 22 tháng 10, các nghị sĩ Anh thông qua về nguyên tắc một thỏa thuận Brexit mới đã diễn ra trước đó với EU. Nhưng họ từ chối đề nghị của Johnson trong việc nhanh chóng đưa ra sự thông qua cuối cùng trước ngày 31 tháng Mười.
Vào ngày 28 tháng 10, các thành viên EU đồng ý hoãn Brexit trong tối đa ba tháng cho đến ngày 31 tháng 1 năm 2020.
Bầu cử, đèn xanh
Chiến thắng vang dội của Johnson tại cuộc tổng tuyển cử nhanh ngày 12 tháng 12 đã giúp cho dự luật Brexit của ông được quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Nữ hoàng Elizabeth II thông qua quyết định chính thức cho Anh rời khỏi EU vào ngày 23 tháng 1 với hai quan chức hàng đầu ở Brussels và Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã ký thỏa thuận vào ngày hôm sau.
Văn bản sẽ được gửi tới Nghị viện châu Âu để phê chuẩn vào thứ Tư, ngày 29 tháng 1 và các nhà ngoại giao từ các quốc gia thành viên EU sẽ phê chuẩn thỏa thuận bằng văn bản vào ngày hôm sau.
Rồi cuối cùng... Brexit
Ly hôn được ấn định vào thứ Sáu, ngày 31 tháng 1 lúc 2300 GMT, tức là 11:00 tối tại Anh.
Một giai đoạn chuyển tiếp được bắt đầu, trong đó nhiều mối quan hệ sẽ không thay đổi, đã được thống nhất cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. Sau đó, các cuộc đàm phán về mối quan hệ đối tác EU-UK trong tương lai sẽ bắt đầu được tiến hành.