'Bức thư tình' gửi tàu điện ngầm New York

Tàu điện ngầm New York thường khiến hành khách thở dài vì sự thất thường, nhưng cũng luôn gây bất ngờ với dòng chảy nghệ thuật không ngừng.

 Nghệ thuật đường phố “bùng nổ” trên khắp New York vào thập niên 1980, và các toa tàu thép đã trở thành tấm bạt dành cho những họa sĩ graffiti. Nhiếp ảnh gia Jamel Shabazz đã chụp ảnh, thu thập những “sắc màu” thường nhật trên tàu điện ngầm New York. Gần đây, nhiếp ảnh gia này đã tập hợp lại những ảnh của mình, trải dài bốn thập kỷ, trong cuốn sách ảnh “City Metro” (tạm dịch: tàu điện thành phố).

Nghệ thuật đường phố “bùng nổ” trên khắp New York vào thập niên 1980, và các toa tàu thép đã trở thành tấm bạt dành cho những họa sĩ graffiti. Nhiếp ảnh gia Jamel Shabazz đã chụp ảnh, thu thập những “sắc màu” thường nhật trên tàu điện ngầm New York. Gần đây, nhiếp ảnh gia này đã tập hợp lại những ảnh của mình, trải dài bốn thập kỷ, trong cuốn sách ảnh “City Metro” (tạm dịch: tàu điện thành phố).

 Từ rất lâu, các bức họa, những biển quảng cáo bị vẽ đè lên, những màn biểu diễn ngay trong toa tàu đang chạy, hay các khẩu hiệu biểu tình... hiện ra trước mặt hành khách cũng thường xuyên như thông báo trục trặc tín hiệu hay hoãn hủy chuyến.

Từ rất lâu, các bức họa, những biển quảng cáo bị vẽ đè lên, những màn biểu diễn ngay trong toa tàu đang chạy, hay các khẩu hiệu biểu tình... hiện ra trước mặt hành khách cũng thường xuyên như thông báo trục trặc tín hiệu hay hoãn hủy chuyến.

 Nhiếp ảnh gia Jamel Shabazz sinh ra ở Brooklyn, và vào thập niên 1980, ông ở tuổi ngoài 20. Hiện lên trong ống kính của ông là tất cả từ văn hóa của thanh niên da đen, những hành khách ăn mặc thời thượng, những nhạc sĩ có gu thời trang không giống ai, đến người đi làm về mệt mỏi, hay những người vô gia cư. Phông nền mà họ hiện lên là những bức tường ga tàu lát gạch, có graffiti sơn lên, hay những hàng ghế đồng màu, ngay ngắn.

Nhiếp ảnh gia Jamel Shabazz sinh ra ở Brooklyn, và vào thập niên 1980, ông ở tuổi ngoài 20. Hiện lên trong ống kính của ông là tất cả từ văn hóa của thanh niên da đen, những hành khách ăn mặc thời thượng, những nhạc sĩ có gu thời trang không giống ai, đến người đi làm về mệt mỏi, hay những người vô gia cư. Phông nền mà họ hiện lên là những bức tường ga tàu lát gạch, có graffiti sơn lên, hay những hàng ghế đồng màu, ngay ngắn.

 Cuốn sách được xuất bản tháng 5 - đúng thời điểm mà lần đầu tiên trong lịch sử tàu điện ngầm ở New York phải ngừng chạy 24/24 vì dịch Covid-19. Lượng hành khách đã giảm 90% trước đó do lệnh ở nhà.

Cuốn sách được xuất bản tháng 5 - đúng thời điểm mà lần đầu tiên trong lịch sử tàu điện ngầm ở New York phải ngừng chạy 24/24 vì dịch Covid-19. Lượng hành khách đã giảm 90% trước đó do lệnh ở nhà.

 “Cái tôi thích về tàu điện ngầm thời đó là có vô hạn các nhân vật để chụp và môi trường có ánh sáng”, nhiếp ảnh gia Shabazz nói với CNN qua email. “Vì tôi tập trung vào chụp người trẻ, lúc nào cũng có học sinh cấp 3, và vào mỗi cuối tuần trên tàu từ Brooklyn vào thành phố luôn đầy tiếng cười nói và sức sống”. Chụp người trên tàu điện ngầm là một việc "lý tưởng", ông Shabazz nói. Đến ngày nay, "tôi vẫn tìm thấy niềm vui trong việc chụp ảnh người lạ trên các chuyến tàu", ông nói.

“Cái tôi thích về tàu điện ngầm thời đó là có vô hạn các nhân vật để chụp và môi trường có ánh sáng”, nhiếp ảnh gia Shabazz nói với CNN qua email. “Vì tôi tập trung vào chụp người trẻ, lúc nào cũng có học sinh cấp 3, và vào mỗi cuối tuần trên tàu từ Brooklyn vào thành phố luôn đầy tiếng cười nói và sức sống”. Chụp người trên tàu điện ngầm là một việc "lý tưởng", ông Shabazz nói. Đến ngày nay, "tôi vẫn tìm thấy niềm vui trong việc chụp ảnh người lạ trên các chuyến tàu", ông nói.

 Cuốn sách của nhiếp ảnh gia Shabazz ghi lại những khoảnh khắc vui nhộn trên tàu, khi mà New York trải qua những biến động xã hội, từ dịch ma túy thập niên 80 cho đến làn sóng giàu lên ở đô thị (gentrification), trong đó các cư dân giàu hơn chuyển đến và các tòa nhà mới làm diện mạo thành phố thay đổi.

Cuốn sách của nhiếp ảnh gia Shabazz ghi lại những khoảnh khắc vui nhộn trên tàu, khi mà New York trải qua những biến động xã hội, từ dịch ma túy thập niên 80 cho đến làn sóng giàu lên ở đô thị (gentrification), trong đó các cư dân giàu hơn chuyển đến và các tòa nhà mới làm diện mạo thành phố thay đổi.

 Ông Shabazz nhớ lại một buổi sáng sớm trong giờ cao điểm của thập niên 80, khi mà các toa tàu trông như một “bức tranh di động”. “Các họa sĩ graffiti vẽ trên tàu suốt cuối tuần khi tàu được đỗ ở kho, để rồi vào tuần mới họ vui mừng nhìn graffiti của mình trưng ra cho thiên hạ”, ông nói. “Mỗi toa tàu đều được sơn các màu sáng, theo kiểu 3D, phủ kín từ trên xuống dưới, được ký tên như The Fabulous 5, LEE, DOZE, DAZE, SHARP và DONDI”.

Ông Shabazz nhớ lại một buổi sáng sớm trong giờ cao điểm của thập niên 80, khi mà các toa tàu trông như một “bức tranh di động”. “Các họa sĩ graffiti vẽ trên tàu suốt cuối tuần khi tàu được đỗ ở kho, để rồi vào tuần mới họ vui mừng nhìn graffiti của mình trưng ra cho thiên hạ”, ông nói. “Mỗi toa tàu đều được sơn các màu sáng, theo kiểu 3D, phủ kín từ trên xuống dưới, được ký tên như The Fabulous 5, LEE, DOZE, DAZE, SHARP và DONDI”.

Ông Shabazz cũng có mặt một cách vô hình trong ảnh của mình. Các nhân vật thường nhận ra và mỉm cười. Ông nói tàu điện ngầm ở New York - “với dòng chảy nghệ thuật sống động và đầy cá tính” không giống mọi nơi khác mà ông từng tới thăm, vì một hệ sinh thái đậm chất độc đáo của mỗi con người. Tàu điện ngầm New York “là một dòng chảy sáng tạo không ngừng ở một trong những thành phố năng động và đa dạng văn hóa nhất trên thế giới”.

Ông Shabazz cũng có mặt một cách vô hình trong ảnh của mình. Các nhân vật thường nhận ra và mỉm cười. Ông nói tàu điện ngầm ở New York - “với dòng chảy nghệ thuật sống động và đầy cá tính” không giống mọi nơi khác mà ông từng tới thăm, vì một hệ sinh thái đậm chất độc đáo của mỗi con người. Tàu điện ngầm New York “là một dòng chảy sáng tạo không ngừng ở một trong những thành phố năng động và đa dạng văn hóa nhất trên thế giới”.

Trọng Thuấn
Ảnh: Jamel Shabazz

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/buc-thu-tinh-gui-tau-dien-ngam-new-york-post1094958.html