Bức tường chắn đường ven sông Sài Gòn giữa Vinhomes và Saigon Pearl

Đường nội bộ ven sông Sài Gòn của 2 dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl khi thông tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển về trung tâm TP.

 Tiếp nhận kiến nghị của Công an TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Công an TP.HCM và UBND quận Bình Thạnh phối hợp với các sở, ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl về phương án tổ chức giao thông hiệu quả, tránh ùn tắc khu vực này trong thời gian sửa chữa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Trong ảnh là tuyến đường ven sông dài 1,5 km từ đường Điện Biên Phủ tới cầu Thủ Thiêm 1.

Tiếp nhận kiến nghị của Công an TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Công an TP.HCM và UBND quận Bình Thạnh phối hợp với các sở, ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư dự án Vinhomes Central Park và Saigon Pearl về phương án tổ chức giao thông hiệu quả, tránh ùn tắc khu vực này trong thời gian sửa chữa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Trong ảnh là tuyến đường ven sông dài 1,5 km từ đường Điện Biên Phủ tới cầu Thủ Thiêm 1.

 Tuyến đường trong khu dân cư Vinhomes Central Park có chiều dài khoảng 1 km.

Tuyến đường trong khu dân cư Vinhomes Central Park có chiều dài khoảng 1 km.

 Đoạn cuối đường Trần Trọng Kim của khu đô thị Vinhomes Central Park đang bị ngăn cách bởi một bức tường với dự án Saigon Pearl. Nếu bức tường này được dỡ bỏ, người dân từ TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh, có thể đi vào con đường ven sông này để rút ngắn thời gian vào trung tâm, góp phần làm giảm tình trạng ùn ứ xe cộ qua khu vực cầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Đoạn cuối đường Trần Trọng Kim của khu đô thị Vinhomes Central Park đang bị ngăn cách bởi một bức tường với dự án Saigon Pearl. Nếu bức tường này được dỡ bỏ, người dân từ TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh, có thể đi vào con đường ven sông này để rút ngắn thời gian vào trung tâm, góp phần làm giảm tình trạng ùn ứ xe cộ qua khu vực cầu Nguyễn Hữu Cảnh.

 Hiện tại, người dân muốn qua lại hai dự án này buộc phải đi vòng ra đường Nguyễn Hữu Cảnh với quãng đường hơn 1 km.

Hiện tại, người dân muốn qua lại hai dự án này buộc phải đi vòng ra đường Nguyễn Hữu Cảnh với quãng đường hơn 1 km.

 Toàn bộ bức tường chắn chỉ có một cánh cổng nhỏ được mở vào những khung giờ nhất định để phụ huynh dẫn học sinh qua lại trường quốc tế tại dự án Saigon Pearl.

Toàn bộ bức tường chắn chỉ có một cánh cổng nhỏ được mở vào những khung giờ nhất định để phụ huynh dẫn học sinh qua lại trường quốc tế tại dự án Saigon Pearl.

 Trao đổi với báo chí, một cán bộ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết theo quy hoạch của các dự án thì con đường và dải công viên dọc sông Sài Gòn là công trình công cộng cho cộng đồng sử dụng, chứ không phải là của riêng chủ đầu tư hay cư dân hai dự án. Nếu UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư dự án bàn giao các hạng mục trên hoặc dỡ bỏ bức tường để thông tuyến đường ven sông thì các chủ đầu tư phải chấp hành.

Trao đổi với báo chí, một cán bộ Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết theo quy hoạch của các dự án thì con đường và dải công viên dọc sông Sài Gòn là công trình công cộng cho cộng đồng sử dụng, chứ không phải là của riêng chủ đầu tư hay cư dân hai dự án. Nếu UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư dự án bàn giao các hạng mục trên hoặc dỡ bỏ bức tường để thông tuyến đường ven sông thì các chủ đầu tư phải chấp hành.

 Sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch, dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai. Trong ảnh là đoạn chạy qua ga tàu điện ngầm Ba Son đang bị rào chắn. Nơi đây có hạng mục nhà ga của tuyến metro số 1 đang được xây dựng và dự án cầu Thủ Thiêm 2 đã đưa vào sử dụng.

Sau nhiều năm điều chỉnh quy hoạch, dự án đường ven sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm thành phố vẫn chưa thể triển khai. Trong ảnh là đoạn chạy qua ga tàu điện ngầm Ba Son đang bị rào chắn. Nơi đây có hạng mục nhà ga của tuyến metro số 1 đang được xây dựng và dự án cầu Thủ Thiêm 2 đã đưa vào sử dụng.

 Nhiều đoạn bờ sông Sài Gòn chạy qua trung tâm TP.HCM bị các công trình thể thao, trụ sở văn phòng, bến du thuyền án ngữ.

Nhiều đoạn bờ sông Sài Gòn chạy qua trung tâm TP.HCM bị các công trình thể thao, trụ sở văn phòng, bến du thuyền án ngữ.

 Điểm sáng duy nhất của dự án đường ven sông Sài Gòn là giai đoạn một của dự án cải tạo Công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m2, kinh phí 35 tỷ đồng, đã thực hiện xong. Toàn bộ công viên được lát lại đá, trồng thảm cỏ tạo lối đi, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông.

Điểm sáng duy nhất của dự án đường ven sông Sài Gòn là giai đoạn một của dự án cải tạo Công viên Bạch Đằng từ cột cờ Thủ Ngữ đến cầu tàu số 2 rộng hơn 8.700 m2, kinh phí 35 tỷ đồng, đã thực hiện xong. Toàn bộ công viên được lát lại đá, trồng thảm cỏ tạo lối đi, lắp lan can ở các cầu tàu và bờ sông.

 Mới đây, UBND TP.HCM đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn trong năm 2022, để nhanh chóng triển khai xây dựng con đường chạy dọc sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi nhằm khai thác và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.

Mới đây, UBND TP.HCM đề nghị Sở Quy hoạch và Kiến trúc phải hoàn thành đề án quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ dọc sông Sài Gòn trong năm 2022, để nhanh chóng triển khai xây dựng con đường chạy dọc sông Sài Gòn từ quận 1 đến huyện Củ Chi nhằm khai thác và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/buc-tuong-chan-duong-ven-song-sai-gon-giua-vinhomes-va-saigon-pearl-post1373699.html