Bùng nổ du lịch cùng bá chủ của biển cả

Chuyến tham quan ngắm cá voi đuổi theo cá kình sát thủ có thể giúp du khách có những bức ảnh của kỳ nghỉ chỉ có một lần trong đời.

Khách du lịch xem đàn cá voi vây từ một con tàu du lịch ngoài khơi đảo Nam Georgia. Các hướng dẫn xem cá voi thường quy định mức độ gần của thuyền với động vật biển và thời gian chúng có thể ở lại.

Khách du lịch xem đàn cá voi vây từ một con tàu du lịch ngoài khơi đảo Nam Georgia. Các hướng dẫn xem cá voi thường quy định mức độ gần của thuyền với động vật biển và thời gian chúng có thể ở lại.

Theo Nationalgeographic, mặc dù khách du lịch rất thích, nhưng những hoạt động theo đuổi như vậy có thể buộc động vật biển có vú phải từ bỏ nơi kiếm ăn quan trọng, bị tách khỏi con của chúng và cảm thấy căng thẳng do suy nhược.

Ủy ban Cá voi Quốc tế (cơ quan giám sát việc săn bắt cá voi và theo dõi cá voi trên toàn cầu) liệt kê khoảng 50 quốc gia đưa ra các quy tắc cho du lịch biển, từ việc duy trì khoảng cách an toàn đến thời gian thuyền có thể đi. Nhưng trong khi việc du lịch xem cá voi ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới, vẫn còn nhiều hướng dẫn viên địa phương chưa biết về các quy định về cá voi, chưa nói đến việc tuân các quy định này.

Gần như bị săn bắt đến tuyệt chủng, cá voi xám và câu chuyện bảo tồn thành công của chúng đã góp phần làm bùng nổ hoạt động du lịch xem cá voi trên khắp nơi vào những năm 1990.

Ngày nay, hoạt động du lịch xem cá voi tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, với trung bình 13 triệu người hàng năm tham gia vào ngành công nghiệp tạo ra hơn 2 tỷ đô la trên toàn cầu.

Có hơn một trăm quốc gia cung cấp dịch vụ chèo thuyền để xem cá voi vua đùa trên mặt nước.

Theo các nhà khoa học, cá voi mang lại vô số lợi ích về vai trò hệ sinh thái, hấp thụ carbon và chu trình carbon bên cạnh du lịch, tài trợ và tầm quan trọng về văn hóa. Vì vậy, thực sự rất khó để định lượng mức độ quan trọng của cá voi, nhưng chắc chắn rằng chúng là một phần quan trọng trong nền văn hóa ven biển của con người.

Những "kỹ sư hệ sinh thái" này, như nhà sinh học biển và nhà thám hiểm Nat Geo Asha de Vos nói, hỗ trợ môi trường biển lành mạnh. Chuyển động lặn và trồi lên của cá voi khuấy động tất cả các loại chất dinh dưỡng từ đáy đại dương lên bề mặt. Được phân ra thành chùm, phân của chúng cung cấp nguyên liệu cho thực vật phù du - một nguồn thức ăn cơ bản cho mọi sinh vật biển. Trong suốt cuộc đời của mình, một con cá voi có thể hấp thụ khoảng 33 tấn khí CO2 làm ấm bầu khí quyển. Khi chết, cơ thể của nó chìm xuống đáy biển, nơi khí CO2 bị giữ lại.

Kể từ khi đạo luật bảo vệ động vật có vú ở biển và luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng được thông qua vào những năm 1970, quần thể cá voi đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, chúng vẫn gặp rủi ro do các yếu tố khác, trong số đó có vướng dây câu, ô nhiễm đại dương do kim loại độc hại và tiếng ồn, biến đổi khí hậu và va chạm tàu - điều cuối cùng đặc biệt nguy hiểm đối với cá voi xanh và cá voi vây.

Một đàn cá nhà táng bơi theo phương thẳng đứng như trong một cột nước. Cá nhà táng có thể dành tới 7% thời gian trong ngày để ngủ ở tư thế này. Mặc dù hầu hết đều mang lại lợi ích, nhưng các chuyến tham quan ngắm cá voi có thể làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi của cá voi bằng cách gây ra tiếng ồn khi tiếp cận.

Một đàn cá nhà táng bơi theo phương thẳng đứng như trong một cột nước. Cá nhà táng có thể dành tới 7% thời gian trong ngày để ngủ ở tư thế này. Mặc dù hầu hết đều mang lại lợi ích, nhưng các chuyến tham quan ngắm cá voi có thể làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi của cá voi bằng cách gây ra tiếng ồn khi tiếp cận.

Việc du lịch xem cá voi có trách nhiệm, có thể giúp làm giảm những yếu tố này. Trong nhiều trường hợp, thuyền du lịch là tuyến phòng thủ đầu tiên khi phát hiện và báo cáo các trường hợp vướng víu và thương tích của cá voi. Họ cũng thu thập dữ liệu quan trọng, thường ở dạng ảnh chụp để các nhà khoa học theo dõi, nhưng cũng chỉ bằng cách báo cáo các loài mà họ nhìn thấy.

Điều đó đã xảy ra trong một chuyến du lịch gần đây ở Vịnh Monterey, California. Một nhóm du khách quan sát cá voi đã phát hiện ra một con cá voi đầu bò Bắc Thái Bình Dương, một trong những quần thể cá voi lớn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, chỉ còn lại 30 - 35 cá thể. Đó là một cơ hội giúp hỗ trợ cá coi vì các tàu quan sát cá voi ở đó thường xuyên hơn bất kỳ nhà khoa học nào.

Tuy nhiên, các con tàu vẫn có thể góp phần gây ra các vấn đề như ô nhiễm tiếng ồn, điều này có thể gây căng thẳng cho động vật khi chúng đang ăn hoặc nghỉ ngơi.

Tại Việt Nam, từ tháng 7/2022, nhiều du khách xôn xao trước hình ảnh đàn cá voi liên tục xuất hiện tại gần cửa biển Đề Gi thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định). Đặc biệt, nhiều ngư dân địa phương thường xuyên nhìn thấy hai mẹ con cá voi bơi lượn sát bên cạnh những chiếc tàu, thuyền đánh cá neo đậu ở khu vực này.

Hàng ngàn du khách, nhiếp ảnh gia, nhà khoa học... đã được các tàu thuyền đưa ra ngắm cá voi.

Cá voi có kích thước khá lớn, có thể nguy hiểm khi tàu thuyền tới gần. Ảnh: Hải An.

Cá voi có kích thước khá lớn, có thể nguy hiểm khi tàu thuyền tới gần. Ảnh: Hải An.

Như Ngọc

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/suy-ngam/bung-no-du-lich-cung-ba-chu-cua-bien-ca-c8a51716.html