Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số gen nhất định có thể được liên kết với hội chứng buồng trứng đa nang.
1. Nguyên nhân buồng trứng đa nang
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân buồng trứng đa nang
2. Dấu hiệu buồng trứng đa nang
3. Buồng trứng đa nang có lây không
4. Phòng bệnh buồng trứng đa nang
5. Cách điều trị buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang hay hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới bị buồng trứng đa nang, buồng trứng có thể phát triển nhiều nang và không thể giải phóng trứng thường xuyên.
Hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây buồng trứng đa nang, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:
Kháng insulin: Có khoảng 70% trường hợp buồng trứng đa nang bị kháng insulin, nghĩa là các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là hormone được sản xuất trong tuyến tụy cho phép các tế bào sử dụng đường, nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nếu các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin, thì lượng đường trong máu có thể tăng lên và cơ thể phụ nữ có thể sản xuất nhiều insulin hơn. Lượng insulin dư thừa có thể làm tăng sản xuất androgen, gây khó rụng trứng. Trong trường hợp các tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách, nhu cầu insulin của cơ thể tăng lên. Tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để bù đắp. Insulin bổ sung kích hoạt buồng trứng sản xuất nhiều nội tiết tố nam hơn.
Béo phì: Béo phì là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin. Cả béo phì và kháng insulin đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Viêm mức độ thấp: Là quá trình sản xuất các chất của tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồng trứng đa nang có một loại viêm mức độ thấp kích thích buồng trứng đa nang sản xuất nội tiết tố nam, có thể dẫn đến các vấn đề về tim và mạch máu.
Di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số gen nhất định có thể được liên kết với hội chứng buồng trứng đa nang.
2. Dấu hiệu buồng trứng đa nang
Một số dấu hiệu của buồng trứng đa nang thường gặp là:
Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài có thể là dấu hiệu phổ biến của buồng trứng đa nang.
Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường: Niêm mạc tử cung hình trong một thời gian dài có thể khiến lượng máu trong kỳ kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
Biểu hiện của dư thừa nội tiết tố nam như lông mọc nhiều ở lưng, bụng và ngực, tóc phát triển quá mức… Nội tiết tố nam có thể gây ra tình trạng da tiết dầu hơn bình thường và gây mụn ở mặt, lưng, ngực. Ở các vùng da cổ, bẹn, vú có thể dẫm màu và có nếp nhăn.
Đau nhức đầu không rõ nguyên nhân.
3. Buồng trứng đa nang có lây không
Buồng trứng đa nang không phải là bệnh lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền.
4. Phòng bệnh buồng trứng đa nang
Hiện tại nguyên nhân gây buồng trứng đa nang vẫn chưa rõ, vì vậy để phòng ngừa buồng trứng đa nang chỉ có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Phụ nữ cần kiểm soát cân nặng, BMI ở mức phù hợp.
Việc ăn các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị, chất bảo quản có thể làm gây viêm và kháng insulin. Thay vào đó, phụ nữ nên bổ sung trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hoặc những thực phẩm an toàn vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời hạn chế lượng carbohydrate bằng cách duy trì chế độ ăn carb phức tạp giúp làm tăng chậm lượng đường trong máu.
Tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để phát hiện sớm những bất thường.
5. Cách điều trị buồng trứng đa nang
Việc điều trị buồng trứng đa nang thường dựa trên các yếu tố như thay đổi lối sống, giảm cân, tập thể dục và dùng thuốc. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Giảm cân: Thông thường người bệnh sẽ được điều chỉnh giảm từ 5 - 10% trọng lượng cơ thể nhằm giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng ăn ít carbohydrate có hiệu quả cho cả việc giảm insulin và giảm cân. Việc bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn so với chế độ ăn thông thường.
Tập luyện thể dục: Với 30 phút mỗi ngày và trung bình ít nhất 3 ngày mỗi tuần có thể giúp phụ nữ mắc buồng trứng đa nang giảm cân và hỗ trợ cải thiện quá trình rụng trứng cũng như mức insulin.
Thuốc: Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang để kiểm soát các triệu chứng. Thuốc cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng lâu dài, thường là do kháng insulin, trong đó cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả hormone insulin, vốn điều chỉnh lượng đường trong máu. Các biến chứng bao gồm bệnh đái tháo đường loại 2, cholesterol cao và béo phì.