Cá chẽm 'khủng' ở Quảng Ngãi: Cần thủ chinh phục cách nào?

Một con cá chẽm 'khủng' dài tới 1m vừa được cần thủ Quảng Ngãi câu được tại cửa biển Sa Kỳ. Đây là loài cá hung dữ nên việc bắt được nó là sự may mắn của những người đi câu.

Người câu được con cá chẽm nặng 14kg, dài 1m là anh Phạm Quốc Ánh ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi. Anh cho biết, bản thân mất 30 phút mới đưa được con cá lên thuyền.

Người câu được con cá chẽm nặng 14kg, dài 1m là anh Phạm Quốc Ánh ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi. Anh cho biết, bản thân mất 30 phút mới đưa được con cá lên thuyền.

Kích thước trung bình của loài cá này chỉ khoảng 5kg, vì vậy con cá anh Ánh câu được thuộc hàng hiếm. Được biết đây là con cá chẽm lớn nhất từng xuất hiện tại khu vực biển Sa Kỳ.

Kích thước trung bình của loài cá này chỉ khoảng 5kg, vì vậy con cá anh Ánh câu được thuộc hàng hiếm. Được biết đây là con cá chẽm lớn nhất từng xuất hiện tại khu vực biển Sa Kỳ.

Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass, là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thuộc về họ Cá chẽm (Latidae) của bộ Cá chẽm (Perciformes).

Cá chẽm còn gọi là cá vược, có tên tiếng Anh là seabass, là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thuộc về họ Cá chẽm (Latidae) của bộ Cá chẽm (Perciformes).

Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt.

Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn, nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt.

Răng cá chẽm dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm.

Răng cá chẽm dạng nhung, không có răng nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7-9 gai cứng và vi sau có 10-11 tia mềm.

Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên.

Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt. Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên.

Khi cá còn khỏe, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng.

Khi cá còn khỏe, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt. Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng.

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3-5 kg sau 2-3 năm.

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3-5 kg sau 2-3 năm.

Cá chẽm đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên.

Cá chẽm đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên.

Cá chẽm là loài cá dữ và có sức ăn rất khủng khiếp. Đặc điểm của loại cá này là thích mồi còn sống. Mồi càng cử động linh hoạt thì càng kích thích cá chẽm. Không những thế nó còn có thể xơi gọn những con mồi có kích thước bằng cơ thể mình.

Cá chẽm là loài cá dữ và có sức ăn rất khủng khiếp. Đặc điểm của loại cá này là thích mồi còn sống. Mồi càng cử động linh hoạt thì càng kích thích cá chẽm. Không những thế nó còn có thể xơi gọn những con mồi có kích thước bằng cơ thể mình.

Theo các cần thủ, nếu cảm thấy cá chẽm đã đớp mồi tuyệt đối không được giật mạnh. Nếu làm vậy khiến cá bị giật mình giãy dụa mạnh hơn. Với những con cá lớn lực giãy rất mạnh có khi làm gãy cần hoặc đứt dây câu.

Theo các cần thủ, nếu cảm thấy cá chẽm đã đớp mồi tuyệt đối không được giật mạnh. Nếu làm vậy khiến cá bị giật mình giãy dụa mạnh hơn. Với những con cá lớn lực giãy rất mạnh có khi làm gãy cần hoặc đứt dây câu.

Với bản tính hung dữ và rất khỏe nên việc bắt được cá chẽm "khủng" trở thành niềm tự hào của các cần thủ bởi nó đòi hỏi sự may mắn cũng như kỹ thuật của người câu phải tốt.

Với bản tính hung dữ và rất khỏe nên việc bắt được cá chẽm "khủng" trở thành niềm tự hào của các cần thủ bởi nó đòi hỏi sự may mắn cũng như kỹ thuật của người câu phải tốt.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ca-chem-khung-o-quang-ngai-can-thu-chinh-phuc-cach-nao-1559103.html