'Vũ khí' bí mật giúp các kiến trúc La Mã bất tử

Trải qua hàng ngàn năm, nhiều công trình của người La Mã như đền Pantheon ở Rome vẫn đứng sừng sững. Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu và tìm ra lý do giúp các kiến trúc La Mã 'bất tử'.

Người La Mã cổ đại được biết đến là những kiến trúc sư đại tài khi xây dựng nên những công trình kỳ vĩ. Dù đã gần 2.000 năm tuổi nhưng nhiều kiến trúc La Mã như đền Pantheon ở Rome vẫn còn khá nguyên vẹn.

Người La Mã cổ đại được biết đến là những kiến trúc sư đại tài khi xây dựng nên những công trình kỳ vĩ. Dù đã gần 2.000 năm tuổi nhưng nhiều kiến trúc La Mã như đền Pantheon ở Rome vẫn còn khá nguyên vẹn.

Thậm chí, đền Pantheon còn giữ kỷ lục là công trình mái vòm bằng bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới.

Thậm chí, đền Pantheon còn giữ kỷ lục là công trình mái vòm bằng bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới.

Từ đây, các nhà nghiên cứu nỗ lực giải mã lý do nào giúp các công trình của người La Mã trường tồn với thời gian. Để tìm ra lời giải, họ đã lấy các mẫu vật bêtông 2.000 năm tuổi ở một số công trình, di tích của nền văn minh cổ đại này.

Từ đây, các nhà nghiên cứu nỗ lực giải mã lý do nào giúp các công trình của người La Mã trường tồn với thời gian. Để tìm ra lời giải, họ đã lấy các mẫu vật bêtông 2.000 năm tuổi ở một số công trình, di tích của nền văn minh cổ đại này.

Sau khi thực hiện các phân tích, nhóm chuyên gia đã tìm ra "vũ khí bí mật" giúp các kiến trúc của người La Mã bền chắc theo thời gian. Đó chính là bê tông pozzolanic.

Sau khi thực hiện các phân tích, nhóm chuyên gia đã tìm ra "vũ khí bí mật" giúp các kiến trúc của người La Mã bền chắc theo thời gian. Đó chính là bê tông pozzolanic.

Theo các nhà nghiên cứu, bê tông pozzolanic của người La Mã có độ bền đáng kinh ngạc. Loại bê tông này được tạo ra bằng cách trộn trực tiếp vôi sống với pozzolana và nước ở nhiệt độ cực cao. Quy trình này được gọi là "trộn nóng", dẫn đến thành quả là các miếng vôi đóng cục.

Theo các nhà nghiên cứu, bê tông pozzolanic của người La Mã có độ bền đáng kinh ngạc. Loại bê tông này được tạo ra bằng cách trộn trực tiếp vôi sống với pozzolana và nước ở nhiệt độ cực cao. Quy trình này được gọi là "trộn nóng", dẫn đến thành quả là các miếng vôi đóng cục.

Các nhà khoa học lý giải nhiệt độ cao làm giảm đáng kể quá trình đông kết, khi tất cả các phản ứng đều được tăng tốc, cho phép quá trình xây dựng nhanh hơn và đem đến một ưu điểm khác là tự phục hồi cho vật liệu.

Các nhà khoa học lý giải nhiệt độ cao làm giảm đáng kể quá trình đông kết, khi tất cả các phản ứng đều được tăng tốc, cho phép quá trình xây dựng nhanh hơn và đem đến một ưu điểm khác là tự phục hồi cho vật liệu.

Khi các vết nứt hình thành trong bê tông, chúng sẽ ưu tiên di chuyển đến các cục vôi, nơi có diện tích bề mặt cao hơn các hạt khác trong cấu trúc xây dựng.

Khi các vết nứt hình thành trong bê tông, chúng sẽ ưu tiên di chuyển đến các cục vôi, nơi có diện tích bề mặt cao hơn các hạt khác trong cấu trúc xây dựng.

Khi nước chảy vào vết nứt, chúng sẽ phản ứng với vôi để tạo thành một dung dịch giàu canxi. Dung dịch này sẽ khô và cứng lại dưới dạng canxi cacbonat, từ đó gắn các vết nứt lại với nhau và ngăn không cho vết nứt lan rộng hơn.

Khi nước chảy vào vết nứt, chúng sẽ phản ứng với vôi để tạo thành một dung dịch giàu canxi. Dung dịch này sẽ khô và cứng lại dưới dạng canxi cacbonat, từ đó gắn các vết nứt lại với nhau và ngăn không cho vết nứt lan rộng hơn.

Cơ chế tự vá lành của bê tông pozzolanic đã giúp các công trình của người La Mã cổ đại bền vững hơn so với các công trình kiến trúc của các đế chế khác.

Cơ chế tự vá lành của bê tông pozzolanic đã giúp các công trình của người La Mã cổ đại bền vững hơn so với các công trình kiến trúc của các đế chế khác.

Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vu-khi-bi-mat-giup-cac-kien-truc-la-ma-bat-tu-2007313.html