Ợ nóng, trào ngược dạ dày: là cảm giác khó chịu, nóng trong thực quản khi mà nồng độ axit tăng. Việc này xảy ra khi ăn quá nhiều thực phẩm có nồng độ axit cao như cà chua, đồ ăn cay như ớt, tiêu.
Không hấp thụ thức ăn: Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Dư thừa lượng Natri trong cơ thể: Bột cà chua chứa rất nhiều natri. Một chế độ ăn có lượng natri cao làm tăng nguy cơ loãng xương và nhiều biến chứng tim mạch khác.
Mất cân bằng dinh dưỡng: Cà chua là một phần quan trọng trong chế độ ăn dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà chua sẽ ảnh hưởng tới khẩu phần rau xanh khác. Điều này gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hóa được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Không ăn cà chua khi đói: Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày.Chú thích ảnh
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe,
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Không ăn khi đang uống thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút: Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn.
Hạn chế ăn khi mắc sỏi thận: Theo các chuyên gia thì những người bị sỏi thận, sỏi mật nếu muốn ăn cà chua thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Vì cà chua có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn. Khi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật.
Cách chọn cà chua ngon: Quan sát kỹ phần cuống, nếu cuống còn tươi xanh, dùng tay kéo nhẹ vẫn dính chặt vào phần trái, mà trái đã chín tức là trái chín cây.
Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy những nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột. Với loại cà chua này, bạn nên lựa những quả đỏ hồng, chắc tay. Không nên lấy những quả bị dập ủng, hay quá nhũn, vì đây có thể là những quả cà chua đã hỏng.
Theo Mạnh Cường/VOV