Cà Mau hàng chục ha đất nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm chỉ tiêu chất hữu cơ

Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau cho thấy, trên địa bàn tỉnh có hơn 66 ha đất bị ô nhiễm chỉ tiêu chất hữu cơ và hơn 76 ha đất cận ô nhiễm.

Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh Cà Mau, dựa theo các chỉ tiêu đánh giá, khu, cụm công nghiệp, khu bãi thải, xử lý chất thải, khu canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, khu vực nghĩa trang, nghĩa địa, không có diện tích đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm. Hiện nay, chỉ phát hiện khu vực nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu ô nhiễm chỉ tiêu chất hữu cơ.

Trong đó, diện tích đất bị ô nhiễm 66,21 ha, gồm khu vực nuôi trồng thủy sản ở các huyện: Phú Tân, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Diện tích đất cận ô nhiễm 76,01 ha, gồm khu vực nuôi trồng thủy sản các huyện: Thới Bình, Cái Nước, U Minh, Năm Căn, Trần Văn Thời, Đầm Dơi.

 UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ các khu vực có đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm để có biện pháp, phương án quán lý, khai thác, sử dụng đất hiệu quả, hợp lý và bền vững.

UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ các khu vực có đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm để có biện pháp, phương án quán lý, khai thác, sử dụng đất hiệu quả, hợp lý và bền vững.

Qua đó, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức công bố, công khai kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau và đăng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Trang Thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện Dự án theo quy định; cung cấp thông tin, số liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu; tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các sản phẩm của dự án.

Tiếp tục rà soát, quan trắc, giám sát ô nhiễm đất, đánh giá chất lượng môi trường đất để có phương án phù hợp xử lý các khu vực có kết quả điều tra, đánh giá đất bị ô nhiễm.

Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau, tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ các khu vực có đất bị ô nhiễm, cận ô nhiễm để có biện pháp, phương án quán lý, khai thác, sử dụng đất hiệu quả, hợp lý và bền vững trong thời gian tới.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường về những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất trên địa bàn, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau cho biết, việc bảo vệ môi trường đất, trước hết cần phải xác định rằng đây là một yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành chức năng và cộng đồng.

Để phòng ngừa, giải quyết và khắc phục tình trạng ô nhiễm đất đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội, từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đến tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát, việc bố trí sử dụng đất hợp lý, việc áp dụng các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường đến việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tỉnh Cà Mau đối với từng nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm và phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm, dự án đưa ra định hướng sử dụng đất cho từng nhóm khu vực điều tra, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất phù hợp như tăng cường tuyền truyền, giáo dục, nâng cao trách nhiệm kiểm tra giám sát, xử lý nước thải bằng ao sinh học,….

Thanh Tùng

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/ca-mau-hang-chuc-ha-dat-nuoi-trong-thuy-san-bi-o-nhiem-chi-tieu-chat-huu-co-80108.html