Cà Mau: Hiệu quả đề tài khoa học nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao không xả thải

Trong điều kiện nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm thì mô hình nuôi tôm ít thay nước đang được nhân rộng tại nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án 'Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước và an toàn sinh học'. Qua đó, đề tài khoa học được hội đồng đánh giá cao vì ứng dụng vào thực tiễn thành công và mang lại hiệu quả bền vững cho người nuôi tôm, đặc biệt là không xả thải, không gây ô nhiễm môi trường. Ghi nhận tiếp theo của PV Cửu Long du ký.

Theo đánh giá của hội đồng, ưu điểm của đề tài này là khi áp dụng nuôi, hầu như không sử dụng nguồn nước bên ngoài trong suốt quá trình nuôi. Nguồn nước thải trong ao nuôi qua hệ thống lọc tuần hoàn sinh học được tái sử dụng trở lại.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm đứng đầu cả nước với hơn 260.000 héc ta. Dự án nuôi tôm tuần hoàn không chỉ giải quyết tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm công nghiệp mà còn là giải pháp công nghệ giúp thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Chí Điển - Công Tràng

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/ca-mau-hieu-qua-de-tai-khoa-hoc-nuoi-tom-ung-dung-cong-nghe-cao-khong-xa-thai-231394.htm