Ca nhiễm gia tăng vẫn không có tình trạng khẩn cấp: Điều gì đang xảy ra ở Nhật Bản?

Tình hình lây nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản đang gia tăng với tốc độ mạnh, dẫn tới một số yêu cầu về việc chính phủ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy một lệnh phong tỏa mới sẽ được áp đặt.

Tình hình lây nhiễm Covid-19 đang gia tăng tại Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: Kyodo

Ngày 9/7, Tokyo xác nhận có thêm 224 ca nhiễm mới, đánh dấu con số cao nhất kể từ khi bùng phát dịch bệnh. Trước đó, con số cao nhất mà thủ đô Nhật Bản báo cáo là 206 ca vào ngày 17/4.

Việc gia tăng các ca nhiễm cho thấy sự lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Tokyo.

Biện pháp của Tokyo

Với hơn 100 ca nhiễm mới được báo cáo hàng ngày trong 6 ngày liên tiếp tại Tokyo, nhiều người lo lắng về những ngày tồi tệ của đại dịch sắp tái diễn. Song, chính quyền thành phố vẫn tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng, đây không phải là tháng Tư, thời điểm các doanh nghiệp đóng cửa, người dân ở nhà; và các quan chức chính phủ cho rằng một tuyên bố tình trạng khẩn cấp là không cần thiết.

Trong khi một số quốc đã đưa có phản ứng với sự hồi sinh của tình trạng lây nhiễm bằng những biện pháp nghiêm ngặt hơn - thành phố lớn thứ hai của Úc đã bị phong tỏa lần thứ hai sau bốn tháng, và Bắc Kinh cách ly toàn bộ khu dân cư ở trong nhà để kiểm soát dịch bệnh - Tokyo đang kiểm soát nhiều hơn với cách tiếp cận âm thầm, vì cho rằng hai thời điểm là khác nhau.

Điều này xuất phát từ dữ liệu thu được từ Bộ Y tế để chính phủ đưa ra những cách phản ứng khác nhau.

Kể từ thứ Hai, tỷ lệ các trường hợp nhiễm mới ở Tokyo, trong đó con đường lây nhiễm không được xác định là 39%, so với hơn 70% không xách định ở đỉnh cao của đại dịch.

Điều đó có ý nghĩa quan trọng bởi vì việc theo dõi chuỗi liên lạc và phá vỡ cụm lây nhiễm là cốt lõi của phản ứng của quốc gia đối với các trường hợp virus Corona mới - xác định và phong tỏa các vị trí, nơi nhiều người bị nhiễm bệnh và kiểm tra mạnh mẽ những người được liên kết với các cụm này.

Một sự khác biệt quan trọng khác là nhóm tuổi. Gần một nửa số người nhiễm bệnh ở Tokyo kể từ ngày 25 tháng 5, khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, ở độ tuổi 20 và ít có khả năng bị bệnh nặng hơn so với bệnh nhân cao tuổi.

Các ca nhiễm xuất phát chủ yếu từ khác khu vực, mà chính quyền đã gọi một cách uyển chuyển, là các khu giải trí ban đêm, nơi giải trí ban đêm, nơi tổ chức các câu lạc bộ, quán bar nữ và các “ổ mại dâm”.

Tỷ lệ tử vong cũng phản ánh khả năng thấp hơn của những bệnh nhân trẻ tuổi tử vong do virus. Trong số gần 1.000 trường hợp tử vong do virus ở quốc gia này, chỉ có năm người là những người ở độ tuổi 20 đến 30, trong khi hơn một nửa ở độ tuổi 80 trở lên - nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội xám Nhật Bản.

Các quán bar, CLB thoát y và ổ mại dâm là những tụ điểm được xác định có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 mạnh - Ảnh: Kyodo

Tử vong là một chỉ số phản ánh không thật chính xác về quy mô của sự lây nhiễm khi nhập viện đã bắt đầu gia tăng ở Tokyo. Số lượng những người đang điều trị đã tăng gấp đôi lên hơn 400 vào thứ Hai, sau khi giảm xuống mức thấp nhất là khoảng 200.

Tuy nhiên, những người được liệt kê là nghiêm trọng - cần điều trị trong ICU hoặc bằng máy thở - vẫn chỉ là một phần nhỏ. Chỉ có tám trường hợp như vậy ở Tokyo vào thứ Ba, mức thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu theo dõi dữ liệu vào cuối tháng Tư. Thủ đô Tokyo đã báo cáo có một trường hợp tử vong do COVID-19 trong hai tuần qua.

Tháng trước Tokyo đã sửa đổi phương pháp theo dõi tình trạng nhiễm virus để chú trọng hơn vào năng lực của hệ thống y tế để xử lý nhiều bệnh nhân hơn.

Trong một phản ánh về sự thay đổi của Tokyo với việc kiểm tra virus nhiều hơn, tỷ lệ kiểm tra dương tính đã giảm trong tháng 5 và tháng 6 - mặc dù nó đã tăng nhẹ trở lại trong tuần qua.

Xét nghiệm hạn chế và điều chỉnh thái độ người dân

Thủ đô của Nhật Bản hiện đang tiến hành trung bình khoảng 2.000 bài kiểm mỗi ngày, với thử nghiệm hàng loạt các câu lạc bộ, tụ điểm ăn chơi trong khu vực Shinjuku.

Thành phố Tokyo trước đây chỉ thử nghiệm những người có triệu chứng. Các chuyên gia bao gồm Đại học Tohoku, Giáo sư Hitoshi Oshitani đã chọn cách cố tình hạn chế xét nghiệm, chỉ ra kinh nghiệm về sự bùng phát của bệnh cúm H1N1 năm 2009 dẫn đến các trường hợp lây lan tại phòng chờ của bệnh viện, cũng như độ chính xác thấp của các bộ xét nghiệm ban đầu.

Quyết định này thậm chí còn được ca ngợi là một trong những lý do khiến đất nước thành công trong việc ngăn chặn đại dịch ban đầu.

Yasutoshi Nishimura, bộ trưởng phụ trách điều phối phản ứng Covid-19 của Nhật Bản, cho biết, mục tiêu của xét nghiệm là để tìm ra nhiều hơn các trường hợp lây nhiễm, nhưng các cơ sở y tế không chịu áp lực từ nguồn bệnh.

Người dân Nhật Bản có ý thức hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm Covid-19 - Ảnh: Kyodo

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc không xét nghiệm đại trà không phải là yếu tố quyết định trong các biện pháp đối phó của Tokyo và chính phủ Nhật Bản với làn sóng lây nhiễm thứ hai, thái độ của người dân mới là điều tiên quyết cho việc ngăn chặn sự bùng nổ của đại dịch nguy hiểm này.

Nếu cách đây 3 tháng, việc đảm bảo giãn cách xã hội, thực hiện đeo khẩu trang gặp nhiều khó khăn, thì thời điểm hiện tại, những quy định đã được người dân Nhật Bản thực hiện một cách có ý thức hơn, dẫu không phủ nhận vẫn có một bộ phận chưa đảm bảo điều này.

“Trạng thái bình thường mới” có thể nói đã được chấp nhận kể từ thời điểm chính phủ Nhật Bản thực hiện nới lỏng giản cách, mở cửa kinh tế trở lại.

Sự chủ động của người dân trong việc ngăn chặn sự lây lan được đề cao, theo một quan chức y tế của Tokyo. Chẳng hạn, nếu phát hiện có người nhiễm virus Corona trong một khu vực, việc chủ động cách ly và hạn chế tiếp tục lập tức được thực hiện trong khu vực ấy.

Theo những con số mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm Covid-19 tại nước này là 20.371, và số ca tử vong vẫn chưa đạt con số 1.000 với 981, kể từ khi ca nhiễm vào tháng 1/2020.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ca-nhiem-gia-tang-van-khong-co-tinh-trang-khan-cap-dieu-gi-dang-xay-ra-o-nhat-ban-post85827.html