Cá sấu kẹt lốp xe vào top ảnh thiên nhiên hoang dã trong tuần

Cá sấu bị kẹt trong lốp xe, kiểm lâm ở Ấn Độ bắt giữ chú hổ là những hình ảnh được The Guardian tổng hợp tuần qua.

 Con cá sấu này đang bị cổ vào một chiếc lốp xe máy. Ảnh chụp ở con sông Palu, Indonesia. Chiếc lốp này đã kẹt trên cổ nó gần cả năm nay. Trước đó vài tháng, chuyên gia cá sấu Matthew Nicholas Wright đã từng bẫy nó để tháo lốp ra nhưng thất bại. Ảnh: Muhammad Rifki/AFP/Getty Images.

Con cá sấu này đang bị cổ vào một chiếc lốp xe máy. Ảnh chụp ở con sông Palu, Indonesia. Chiếc lốp này đã kẹt trên cổ nó gần cả năm nay. Trước đó vài tháng, chuyên gia cá sấu Matthew Nicholas Wright đã từng bẫy nó để tháo lốp ra nhưng thất bại. Ảnh: Muhammad Rifki/AFP/Getty Images.

 Các nhân viên kiểm lâm đang khiêng một con hổ Sumatra bị bắt ở làng Lurah Ingu, Tây Sumatra (Indonesia). Chính phủ nước này ước tính chỉ còn 600 con hổ Sumatra trong tự nhiên. Chúng được xếp vào loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ảnh: Kariadil Harefa/AFP/Getty Images.

Các nhân viên kiểm lâm đang khiêng một con hổ Sumatra bị bắt ở làng Lurah Ingu, Tây Sumatra (Indonesia). Chính phủ nước này ước tính chỉ còn 600 con hổ Sumatra trong tự nhiên. Chúng được xếp vào loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ảnh: Kariadil Harefa/AFP/Getty Images.

 Một con Burramyidae hiếm hoi xuất hiện trở lại trên đảo Kangaroo (Australia). Vụ cháy rừng kinh hoàng hồi năm ngoái đã hủy diệt môi trường sống của chúng. Ảnh: Kangaroo Island Land for Wildlife.

Một con Burramyidae hiếm hoi xuất hiện trở lại trên đảo Kangaroo (Australia). Vụ cháy rừng kinh hoàng hồi năm ngoái đã hủy diệt môi trường sống của chúng. Ảnh: Kangaroo Island Land for Wildlife.

 Những đốm xanh này chính là loài vẹt đuôi dài. Ảnh chụp ở thành phố Wiesbaden, Đức. Từ lâu, loài vật này đã trở thành một phần biểu tượng của thành phố. Ảnh: Arne Dedert/dpa.

Những đốm xanh này chính là loài vẹt đuôi dài. Ảnh chụp ở thành phố Wiesbaden, Đức. Từ lâu, loài vật này đã trở thành một phần biểu tượng của thành phố. Ảnh: Arne Dedert/dpa.

 Con ó biển phương Bắc lao xuống biển để săn cá. Ảnh chụp tại ngoài khơi bờ biển miền Bắc nước Pháp. Ảnh: Pascal Rossignol/Reuters.

Con ó biển phương Bắc lao xuống biển để săn cá. Ảnh chụp tại ngoài khơi bờ biển miền Bắc nước Pháp. Ảnh: Pascal Rossignol/Reuters.

 Xác một con hải cẩu Caspi trên một bãi biển ở Makhachkala, Nga. Các nhà chức trách nước này cho biết họ đang điều tra nguyên nhân cái chết bí ẩn của gần 300 con hải cẩu Caspi. Chúng thuộc danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều xác hải cẩu đã được phát hiện dạt vào bờ biển Caspi thời gian qua. Ảnh: North Caucasian branch of Russia/AFP/Getty Images.

Xác một con hải cẩu Caspi trên một bãi biển ở Makhachkala, Nga. Các nhà chức trách nước này cho biết họ đang điều tra nguyên nhân cái chết bí ẩn của gần 300 con hải cẩu Caspi. Chúng thuộc danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều xác hải cẩu đã được phát hiện dạt vào bờ biển Caspi thời gian qua. Ảnh: North Caucasian branch of Russia/AFP/Getty Images.

 Những con chim sáo bay lượn trên bầu trời đã tạo nên một hiện tượng tên là "mặt trời đen". Chúng thường là những con sáo đá di cư từ phương nam tới. Ban ngày, chúng kiếm ăn trên đồng cỏ. Tới chiều, chúng tụ lại và bay lượn trên trời tạo nên khung cảnh kỳ dị. Ảnh: Søren Solkær.

Những con chim sáo bay lượn trên bầu trời đã tạo nên một hiện tượng tên là "mặt trời đen". Chúng thường là những con sáo đá di cư từ phương nam tới. Ban ngày, chúng kiếm ăn trên đồng cỏ. Tới chiều, chúng tụ lại và bay lượn trên trời tạo nên khung cảnh kỳ dị. Ảnh: Søren Solkær.

 Con cò đen hiếm hoi xuất hiện tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Gần đây, 2 con cò đen đã được phát hiện ở khu vực này. Chúng là loài chim di cư được bảo vệ cấp độ một ở Trung Quốc. Trên thế giới, người ta ước tính chỉ còn khoảng 3.000 cá thể cò đen. Ảnh: REX/Shutterstock.

Con cò đen hiếm hoi xuất hiện tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Gần đây, 2 con cò đen đã được phát hiện ở khu vực này. Chúng là loài chim di cư được bảo vệ cấp độ một ở Trung Quốc. Trên thế giới, người ta ước tính chỉ còn khoảng 3.000 cá thể cò đen. Ảnh: REX/Shutterstock.

 Con lươn xấu số nằm gọn trong mỏ con cò. Ảnh chụp tại khu bảo tồn Động vật Hoang dã Pobitora (Assam, Ấn Độ). Ảnh: EPA.

Con lươn xấu số nằm gọn trong mỏ con cò. Ảnh chụp tại khu bảo tồn Động vật Hoang dã Pobitora (Assam, Ấn Độ). Ảnh: EPA.

Hoài Anh

Theo The Guardian

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ca-sau-ket-lop-xe-vao-top-anh-thien-nhien-hoang-da-trong-tuan-post1162700.html